mobile 365 bet Bấm để vào nền tảng giải trí

Phòng chống vũ khí hạt nhân, trách nhiệm của cả thế giới
 
Hơn 60 năm trước, vào ngày 6 và 9-8-1945, Mỹ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki, khiến 210 nghìn người thiệt mạng. Suốt một thời gian dài, nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý toàn thế giới luôn sống trong sự lo lắng về một cuộc chiến tranh hạt nhân. Sức phá hủy ghê gớm của bom nguyên tử hay các loại vũ khí hạt nhân nói chung đã dấy lên một làn sóng phản đối trên toàn thế giới. Nhằm hạn chế và tiến tới cấm sản xuất, thử nghiệm và sử dụng vũ khí hạt nhân, thế giới đã chọn ngày 6-8 hằng năm là Ngày Chống vũ khí hạt nhân.

Vũ khí hạt nhân lần đầu tiên được sử dụng vào giai đoạn cuối Thế chiến thứ II, khi Không quân Hoa Kỳ thả một quả bom phân hạch có biệt danh là "Little Boy" xuống thành phố Hiroshima. Ba ngày sau, Không quân Hoa Kỳ tiếp tục thả một quả bom phân hạch có biệt danh là "Fat Man" xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản. Những vụ ném bom này đã khiến khoảng 200.000 người thiệt mạng.

Kể từ vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, vũ khí hạt nhân liên tục được kích nổ hơn hai nghìn lần để thử nghiệm và phô trương sức mạnh quân sự. Các quốc gia được biết là từng kích nổ vũ khí hạt nhân và thừa nhận sở hữu chúng là Hoa Kỳ, Liên Xô (sau này là Nga), Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bắc Triều Tiên và Israsel. Một số quốc gia có thể đã sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng không được công nhận là Đức, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ và Hà Lan. Nam Phi là quốc gia duy nhất đã tự phát triển và sau đó từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki

Xây dựng thế giới không có vũ khí hạt nhân

25 năm sau vụ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) ra đời (1970) với sự phê chuẩn của 5 cường quốc hạt nhân là Anh, Trung Quốc, Pháp, Mỹ  và  Liên Xô. Mặc dù Hiệp ước NPT cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế, song không thể phủ nhận từ khi có hiệu lực, hiệp ước đã có những vai trò nhất định trong việc kìm hãm sự gia tăng số lượng những nước sở hữu vũ khí hạt nhân, cũng như đóng vai trò cho quá trình giải giáp hay giải trừ vũ khí hạt nhân.

Theo các nhà khoa học, vũ khí hạt nhân là loại vũ khí có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Năng lượng của vũ khí hạt nhân do các phản ứng phân hạch và nhiệt hạch gây ra. Năng lượng được giải thoát bởi vụ nổ bom hạt nhân được đo bằng ki-lô-tôn hoặc mê-ga-tôn - tương đương với hàng ngàn và hàng triệu tấn thuốc nổ TNT (trinitrotoluen). Vũ khí có sức công phá tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Ngoài ra, vũ khí hạt nhân còn gây ra những tác hại nghiêm trọng như đe dọa sức khỏe và tính mạng con người, hủy hoại môi trường…

Các loại vũ khí hạt nhân bao gồm: Bom nguyên tử (còn gọi là bom A), bom khinh khí (còn gọi là bom Hy-đrô-gen hay bom H), bom Nơ-trôn, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và tên lửa vệ tinh viễn thám mang đầu đạn hạt nhân. Điều này đồng nghĩa với việc sản xuất vũ khí hạt nhân hay thử nghiệm hạt nhân có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức. Năm 1996, để ngăn chặn các nước tiến hành thử nghiệm hạt nhân, Hiệp ước cấm thử nghiệm hạt nhân toàn diện (CTBT)  được thông qua. Cho tới nay, đã có 183 quốc gia ký kết CTBT, trong số đó có 164 quốc gia đã phê chuẩn. Để Hiệp ước có hiệu lực, cần có sự phê chuẩn của các quốc gia nằm trong Phụ lục 2. Hiện còn 8 quốc gia trong Phụ lục 2 chưa phê chuẩn Hiệp ước, đó là Trung Quốc, Triều Tiên, Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Israel, Pakistan và Mỹ. Đây là nỗ lực cần đạt được của cộng đồng quốc tế.

Thế giới tiếp tục thúc đẩy cuộc chiến nhằm bảo vệ thế giới không có vũ khí hạt nhân ký tại kỳ họp 64, ngày 2-12-2009, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 29-8 làm Ngày Quốc tế chống thử nghiệm hạt nhân với mục đích nâng cao nhận thức và giáo dục về những tác động của các vụ thử hạt nhân và sự cần thiết phải chấm dứt những vụ thử như vậy, đồng thời xem đây là một trong những biện pháp để đạt được mục tiêu bảo đảm thế giới không có vũ khí hạt nhân.

Chung tay đẩy lùi những nguy cơ tiềm ẩn

Mặc dù thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, song thực tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa từ loại vũ khí giết người hàng loạt này. Các chương trình giải trừ vũ khí hạt nhân đã được khởi động từ nhiều năm qua, nhưng còn bộc lộ nhiều tồn tại do chính sách thực thi chưa cụ thể, trước hết trong việc quản lý, đặc biệt là từ phía các cường quốc hạt nhân.

Tiến trình cắt giảm vũ khí hạt nhân trên thế giới đang diễn ra rất chậm chạp và các cường quốc sở hữu vẫn tiếp tục hiện đại hóa hệ thống vũ khí hạt nhân của mình. Mới đây, Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Xtốc-khôm (SIPRI) cho biết, tính đến đầu năm 2016, có 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên, với tổng cộng 4.120 đơn vị vũ khí hạt nhân. Nếu tính riêng các đầu đạn hạt nhân thì con số là 15.395 đơn vị (đầu năm 2015 là 15.850 đơn vị). Các đầu đạn đã triển khai là số đã được lắp đặt trên các tên lửa hoặc đang nằm trong thành phần trang thiết bị vũ khí của các lực lượng tác chiến.

Chưa kể, một loạt những động thái gần đây cũng đang khiến cộng đồng quốc tế đặc biệt quan ngại, đó là việc Triều Tiên liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa. Ngày 17-8-2016, Triều Tiên xác nhận đã nối lại hoạt động sản xuất Plutoni, đồng thời khẳng định Bình Nhưỡng không có kế hoạch ngừng thử hạt nhân với lý do vì những mối đe dọa từ Mỹ.

Trong văn bản trả lời phỏng vấn hãng Kyoto, Viện Năng lượng nguyên tử, cơ quan phụ trách các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên tại tổ hợp Yongbyon, cho biết, các chuyên gia nước này bắt đầu tái chế các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, được tháo dỡ từ một lò phản ứng graphite (than chì) tầm trung để phục vụ cho sản xuất Plutoni. Viện này cũng tuyên bố, Bình Nhưỡng đang chế tạo Urani làm giàu cấp độ cao, cần thiết để sản xuất vũ khí và điện hạt nhân. Tuy nhiên, khối lượng Plutoni và Urani do được Bình Nhưỡng sản xuất vẫn chưa được tiết lộ.

Trước những mối đe dọa khủng khiếp của vũ khí hạt nhân, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực hành động để ngăn chặn; đồng thời yêu cầu những quốc gia sở hữu hạt nhân phải có thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện Hiệp ước NPT; kêu gọi  giải quyết các mâu thuẫn, xung đột bằng đàm phán hòa bình…

CLB Truyền thông