mobile 365 bet Bấm để vào nền tảng giải trí

Chế độ chính sách đối với sinh viên hệ chính quy
 

 

1. Đối tượng nào được hưởng trợ cấp xã hội? Mức trợ cấp là bao nhiêu?

Trả lời:

* Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội là: HSSV đang học tại các trường công lập hệ chính quy tập trung - dài hạn , thuộc diện sau:

1. Người dân tộc ít người ở vùng cao: Căn cứ xác định là giấy khai sinh bản gốc (Người DT ít người sống ở vùng cao liên tục hoặc có hộ khẩu thường trú ở vùng cao ít nhất từ 3 năm trở lên tính đến thời điểm vào học tại trường)

2. Người mồ côi cả cha mẹ, không nơi nương tựa (HSSV phải xuất trình giấy xác nhận của cơ quan TBXH cấp quận, huyện, thị xã trên cơ sở đề nghị của xã, phường nơi HSSV cư trú).

3. Người tàn tật theo quy định Nhà nước, gặp khó khăn về kinh tế (khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên do tàn tật được hội đồng y khoa có thẩm quyền xác định và phải xuất trình biên bản giám định và xác nhận của UBND xã, phường về hoàn cảnh kinh tế khó khăn).

4. HSSV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế vượt khó học tập (là những người mà gia đình họ thuộc diện xóa đói giảm nghèo và phải xuất trình giấy chứng nhận là hộ đói nghèo do sở LĐTBXH cấp).

* Mức trợ cấp: 100.000đ / tháng (đối tượng hộ nghèo)

                             140.000đ / tháng (đối tượng còn lại) và cấp 12 tháng / năm.

2. Những đối tượng nào được hưởng trợ cấp  ưu đãi?

Trả lời:

1. Đối tượng: (Quy định tại NĐ 54/2006/NĐ-CP; Theo quy định tại thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BTC ngày 20/11/2006 của Liên Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính)

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (gọi chung là thương binh).

 - Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ, con của thương binh, con của bệnh binh; con bị dị dạng, dị tật của người hoạt đọng kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.      

3. Chế độ vay vốn tín dụng được áp dụng với các đối tượng SV nào? Thủ tục vay vốn tín dụng?

Trả lời:

 Chính sách tín dụng đối với HSSV được áp dụng để hỗ trợ cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, simh hoạt của HSSV trong thời gian theo học tại các trường.

Đối tượng được vay vốn:

HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật gồm:

+ HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc me mà người còn lại không có khả năng lao động.

+ HSSV là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:

- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.

- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.

+ HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch

Giấy xác nhận vay vốn: HSSV nhận giấy xác nhận tại phòng Quản lý SV để làm thủ tục tại Ngân hàng Chính sách.

4. Chế độ miễn giảm học phí cho SV được quy định tại văn bản nào? Đối tượng được hưởng chế độ miễn, giảm học phí?

Trả lời:

Căn cứ Nghị đinh 86/2015/NĐ-CP, ngày 02 tháng 10 năm 2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 -2016 đến năm học 2020 - 2021.

Đối tượng được miễn học phí

+ Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

+ Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

+  Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên).

+  Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

+  Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

+  Sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

+  Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.

+  Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương quy định.

+  Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

 Đối tượng được giảm học phí

* Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:

a, Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa - nghệ thuật công lập và ngoài công lập, gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;

b, Học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc, cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp. Danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

c, Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

* Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:

-  Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

5. Chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số được thực hiện theo quyết định nào? Những đối tượng sinh viên được hưởng?

Trả lời:

Thực hiện Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Đối tượng sinh viên của nhà trường được hỗ trợ chi phí học tập gồm sinh viên đại học, cao đẳng hệ chính quy là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của nhà nước.

Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương tối thiểu và được hưởng 10 tháng/năm học/sinh viên.

 

6. Chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được thực hiện theo quy định nào? SV thuộc các dân tộc nào được hưởng?

Trả lời:

Thực hiện theo quyết định số 57/2017/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2017

Đối tượng: sinh viên thuộc 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người (Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ) sau đây gọi là dân tộc thiểu số rất ít người.

 Mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng và được hưởng 12 tháng/năm cho đối tượng có thời gian học đủ 9 tháng/năm trở lên; trường hợp đối tượng học không đủ 9 tháng/năm thì được hưởng theo thời gian học thực tế.

7. Tỉnh Tuyên Quang có chính sách thu hút người học tại Trường Đại học Tân Trào?

Trả lời:

Ngoài các đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí và các chính khác theo quy định của pháp luật hiện hành, còn được được miễn học phí theo Nghị quyết 34/2013/NQ-HĐNDngày 12 tháng 12 năm 2013 về cơ chế, chính sách thu hút giảng viên trình độ cao và khuyến khích sinh viên cho Trường Đại học Tân Trào như sau:

- Miễn học phí năm học thứ nhất đối với học sinh đạt Giải Ba trở lên trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp khu vực, cấp quốc gia và huy chương cấp quốc tế, khu vực; học sinh đạt giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh; 10 sinh viên có điểm đầu vào cao nhất của mỗi ngành đào tạo ngoài sư phạm. Tiếp tục được miễn trong năm tiếp theo nếu đạt học lực từ Khá, rèn luyện từ loại Tốt trở lên.

- Thực hiện hỗ trợ thêm ngoài mức Học bổng khuyến khích học tập học: Sinh viên có kết quả học tập xếp loại Xuất sắc được hưởng thêm 150%, sinh viên có kết quả học tập xếp loại Giỏi được hưởng thêm 100% mức học bổng hiện hành.

- 100% học hệ Đại học chính quy đang học tập tại trường được bố trí chỗ ở miễn phí tại ký túc xá.

8. Đối tượng được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập của sinh viên trong trường được quy định như thế nào?

Trả lời:

Đối tượng được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập là sinh viên đang học trong trường thuộc hệ chính quy tập trung.

Sinh viên thuộc diện hưởng học bổng chính sách, diện trợ cấp xã hội và diện chính sách ưu đãi theo quy định hiện hành nếu đạt kết quả học tập, rèn luyện vào diện được xét, cấp học bổng thì được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập như những sinh viên khác.

9. Quy định về tiêu chuẩn xét, cấp học bổng khuyến khích học tập của sinh viên đang học hệ chính quy tập trung trong trường?

Sinh viên có kết quả học tập từ loại khá trở lên và rèn luyện từ loại khá trở lên, không bị ký luật từ mức khiển trách trở lên trong học kỳ xét học bổng thì được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập trong phạm vi quỹ học bổng khuyến khích học tập của trường.

10. Mức xét, cấp học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên đang học hệ chính quy tập trung trong trường như thế nào?

Trả lời:

Học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên theo các mức sau:

- Mức học bổng loại khá: Có điểm trung bình chung học kỳ đạt loại khá trở lên (từ 7,00 đến 7,99 theo thang điểm 10(đạt điểm B (3,0) theo thang điểm 5,0)), có kết quả rèn luyện đạt loại khá trở lên. Mức học bổng loại khá bằng 100% học phí do sinh viên đóng trong học kỳ.

- Mức học bổng loại giỏi: Có điểm trung bình chung học kỳ đạt loại giỏi trở lên (từ 8,00 đến 8,99 theo thang điểm 10 (đạt điểm B+ (3,5) theo thang điểm 5,0)) và điểm rèn luyện từ loại tốt trở lên. Mức học bổng loại giỏi bằng 120% học phí do sinh viên đóng trong học kỳ.

- Mức học bổng loại xuất sắc: Có điểm trung bình chung học kỳ đạt loại xuất sắc (từ 9,00 trở lên theo thang điểm 1(đạt điểm A (4,0) theo thang điểm 5,0)) và điểm rèn luyện đạt loại xuất sắc. Mức học bổng loại xuất sắc bằng 140% học phí do sinh viên đóng trong học kỳ.

Điểm trung bình chung học kỳ được xác định theo quy định hiện hành của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành (chỉ lấy điểm tổng kết học phần môn học lần thứ nhất, trong đó không có điểm tổng kết học phần dưới 5,0 theo thang điểm 10; không tính những môn học mà sinh viên xin bảo lưu kết quả). Kết quả rèn luyện được xác định theo quy định của quy chế đánh giá kết quả rèn luyện hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

 Đối với sinh viên học theo hệ thống tín chỉ cần phải đăng ký học và thi với mức tối thiểu là 18 tín chỉ hoặc bằng số tín chỉ tối đa mở được cho ngành đó nếu chương trình đào tạo của trường bố trí dưới 18 tín chỉ trong 1 học kỳ chính (không tính những tín chỉ do sinh viên được bảo lưu kết quả và những tín chỉ sinh viên đăng ký học lại)

PHÒNG QUẢN LÝ SINH VIÊN