mobile 365 bet Bấm để vào nền tảng giải trí

Quyết định ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục mobile 365 bet
 

UBND TỈNH TUYÊN QUANG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 346/QĐ-ĐHTTr

Tuyên Quang, ngày 25 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của

Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục Trường Đại học Tân Trào

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO

          Căn cứ Quyết định số 70/2014/ QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học;

          Căn cứ Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017;

          Căn cứ Quyết định số 637/QĐ-ĐHTT ngày 20 tháng 03 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Trào về việc thành lập Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục Trường Đại học Tân Trào;

          Theo đề nghị của Trưởng phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng và Thanh tra giáo dục;

QUYẾT ĐỊNH:

          Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục Trường Đại học Tân Trào.

          Điều 2. Quy định Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục Trường Đại học Tân Trào là cơ sở xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động của Hội đồng Đảm bảo Chất lượng giáo dục Trường.

          Điều 3. Quyết định có hiệu lực kế từ ngày ký. Các Trưởng đơn vị có liên quan và các thành viên của Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

Nơi nhận:

- Các Phó HT (để biết);

- Các đơn vị trong Trường (để biết);

- Đăng website trường;

- Lưu VT, KT-ĐBCL.

 

HIỆU TRƯỞNG

 

Đã ký

 

 

         TS. Nguyễn Bá Đức

 

 

QUY ĐỊNH

Về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của

Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục Trường Đại học Tân Trào

(Ban hành kèm theo Quyết định só 346/QĐ-ĐHTT ngày 25 tháng 02 năm 2015 của Hiệu trưởng Đại học Tân Trào)

          Văn bản này quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục Trường Đại học Tân Trào (gọi tắt là Hội đồng) và được áp dụng trong Trường với những điều khoản như sau:

Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng

          1. Chức năng:

          Hội đồng có chức năng tư vấn cho Hiệu trưởng về các vấn đề liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; phát triển chiến lược đảm bảo chất lượng giáo dục (viết tắt là ĐBCLGD) nhằm duytrì và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.

          2. Nhiệm vụ:

          a) Tư vấn về đám bảo và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục Đại học và các quy định liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

          b) Tư vấn về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục cấp trường và cấp chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA và chuẩn quốc tế khác;

          c) Tư vấn xây dựng, sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh các quy định trong lĩnh vực ĐBCLGD;

          d) Tư vấn xây dựng chiến lược và kế hoạch đảm bảo chất lượng hàng năm của Trường; giám sát, đánh giá việc thực hiện chiến lược và kế hoạch này;

          e) Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến đảm bảo chât lượng giáo dục và đào tạo của Trường.

Điều 2. Nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng

          Chủ tịch Hội đông chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Hội đông và có các nhiệm vụ sau đây:

          a) Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội đồng:

          b) Chỉ đạo công tác chuẩnbị nội dung sẽ đưa ra thảo luận tại kỳ họp của Hội đồng:

          c) Triệu tập và chủ trì các kỳ họp của Hội đồng;

          d) Phê duyệt việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các quy định trong lĩnh vực ĐBCLGD;

          e) Phê duyệt chiến lược và kế hoạch hàng năm về công tác ĐBCLGD;

          f) Quyết định thành lập các tiểu ban đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục cấp đơn vị đào tạo và quản lý phục vụ đào tạo;

          g) Phê duyệt các chương trình/dự án cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục; chính sách hỗ trợ các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế;

          h) Trong thời gian vắng mặt, Chủ tịch Hội đồng ủy quyền cho Phó Chủ tịch thường trực giải quyết các công việc của Hội đồng.

          2. Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm về phần công việc do Chủ tịch Hội đồng phân công như sau:

          a) Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết công việc của Hội đồng khi được ủy quyền;

          b) Phó Chủ tịch thường trực có nhiệm vụ thay mặt Chủ tịch Hội đồng duyệt chương trình làm việc và các báo cáo đưara thảo luận tại các kỳ họp của Hội đồng.

          3. Ủy viên thường trực Hội đồng có nhiệm vụ sau đây:

          a) Báo cáo trước Hội đồng kết quả các hoạt động ĐBCL của Trường;

          b) Tham mưu, tư vấn cho Hội đồng về mục tiêu, chính sách, thủ tục, quy định và kế hoạch liên quan đến việc thực hiện công tác ĐBCL.

          4. Ủy viên Hội đồng

          a) Có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng, tham gia đóng góp ý kiến theo các nội dung của các cuộc họp;

          b) Nghiên cứu kỹ các tài liệu, đóng góp ý kiến về những vấn đề thảo luận tại kỳ họp của Hội đồng;

          c) Lưu giữ tài liệu, số liệu theo quy định về bảo mật của Nhà nước.

          5. Phòng Đảm bảo chất lượng- Phát triển chương trình là đơn vị thường trực của Hội đồng, có nhiệm vụ giúp Hội đồng chuẩn bị nội dung và chương trình làm việc của các kỳ họp Hội đồng: tiếp nhận ý kiến của các thành viên Hội đồng: tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ đượcgiao tại phiên họp gần nhất của Hội đồng: các việc liên quan khác do Hội đồng giao.

Điều 3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng

          1. Hội đồng họp định kỳ 6 tháng một lần và có thể họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng.

          2. Cuộc họp Hội đồng đượctiến hành khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự. Trường hợp không thể tổ chức họp, Chủ tịch Hội đồng có thể gửi văn bản lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng về các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng.

          3. Những vấn đề cần lấy ý kiến, thường trực của Hội đồng chuẩn bị và gửi trước đến từng thành viên, chậm nhất là 7 ngày trước khi họp Hội đồng. Các thành viên Hội đồng nghiên cứu, cho ý kiến bằng văn bản hoặc sửa chữa trực tiếp vào tài liệu và gửi lại cho thường trực của Hội đồng vào trước ngày họp Hội đồng;

          4. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ; các kết luận hoặc nghị quyết của Hội đồng được biểu quyết thông qua bằng hình thức bỏ phiếu kín. Ý kiến bằng văn bản của các thành viên vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo; mọiý kiến phát biểu và kiến nghị của thành viên Hội đồng phải được ghi đầy đủ trong biên bản. Những nội dung được trên 50% số thành viên hội đồng biểu quyết tán thành mới được xem là kêt luận hoặc nghị quyết của Hội đồng:

          5. Giữa hai kỳ họp của Hội đồng, các thành viên có thể đóng góp ý kiến cho các hoạt động của Hội đồng bằng thư góp ý hoặc phản ánh trực tiếp đến Hội đồng qua Phòng Khảo thí – ĐBCL và Thanh tra giáo dục

Điều 4. Quyền hạn của các thành viên Hội đồng

          1. Thành viên Hội đồng được đảm bảo các điều kiện cần thiết và được hưởng các chế độ theo quy định Trường để thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng;

          2. Được dành thời gian nhất định đề thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng:

          3. Thảo luận và kiến nghị những vấn đề thuộc nhiệm vụ của Hội đồng; được quyền biểu quyết hoặc bảo lưu ý kiến riêng trong các vấn đề thuộc phạmvi tư vấn của mình;

          4. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về các ý kiến tư vấn và những kiến nghị của mình.

Điều 5. Điều khoản thi hành

          1. Quy định này có hiệu lực theo Quyết định ban hành của Hiệu trưởng;

          2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc quy định chưa phù hợp, Hội đồng đề nghị Hiệu trưởng xem xét, sửa đổi và bổ sung.

 

 

HIỆU TRƯỞNG

 

Đã ký

 

TS. Nguyễn Bá Đức