Sư phạm Khoa học Tự nhiên - Ngành học mới đáp ứng sự thiếu hụt nguồn nhân lực thực hiện chương trình GDPT năm 2018
Từ năm 2022, mobile 365 bet
là một trong số rất ít các Trường Đại học trong cả nước được phép tuyển sinh ngành Sư phạm Khoa học Tự nhiên đào tạo giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bắt đầu từ năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên triển khai sách giáo khoa lớp 6 của chương trình giáo dục phổ thông 2018, do đó môn Khoa học Tự nhiên sẽ được đưa vào giảng dạy ở bậc Trung học cơ sở. Điều này đặt ra vấn đề về đội ngũ giáo viên được đào tạo về chuyên môn để đảm bảo chất lượng giảng dạy bộ tích hợp theo định hướng phát triển năng lực của người học. Vì vậy, nhu cầu nguồn nhân lực là các giáo viên có trình độ chuyên môn sâu rộng, được đào tạo bài bản là rất lớn để có thể đáp ứng công tác giảng dạy môn học này tại các trường học.
Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, môn Khoa học tự nhiên góp phần thúc đẩy giáo dục STEM – một trong những hướng giáo dục đang được quan tâm phát triển trên thế giới và Việt Nam.
Trường Đại học Tân Trào với truyền thống hơn 60 năm đào tạo giáo viên, cùng với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đa lĩnh vực. Ngoài các ngành Sư phạm như Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Sư phạm Toán, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, năm 2022 Trường Đại học Tân Trào tuyển sinh và đào tạo giáo viên ngành Sư phạm Khoa học Tự nhiên với 30 chỉ tiêu, đáp ứng kịp thời thiếu hụt nguồn nhân lực giáo viên tại tỉnh Tuyên Quang, khu vực và trong cả nước.
Trường Đại học Tân Trào có bề dày hơn 60 năm kinh nghiệm đào tạo giáo viên
Ngành Sư phạm Khoa học Tự nhiên tại Trường Đại học Tân Trào là chương trình đào tạo mới ở Việt Nam; có sự cập nhật phù hợp với tình hình trong nước và tham khảo chương trình tiên tiến trên thế giới. Chương trình được xây dựng nhằm đào tạo các giáo viên tương lai với nền tảng kiến thức vững chắc về khoa học tự nhiên và khoa học giáo dục, có thể dạy môn Khoa học Tự nhiên ở cấp Trung học cơ sở trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các chuyên viên, nghiên cứu viên thuộc các cơ quan trong lĩnh vực Khoa học Tự nhiên.
Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v cho phép Trường ĐH Tân Trào đào tạo ngành Sư phạm Khoa học Tự nhiên
Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Khoa học Tự nhiên có rất nhiều cơ hội việc làm rộng mở.
Trở thành người thầy
Tốt nghiệp ngành Sư phạm Khoa học Tự nhiên bạn sẽ có cơ hội lớn trở thành giáo viên dạy học môn Khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở. Trở thành giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường có chương trình quốc tế. Chuyên viên trong các tổ chức giáo dục STEM…Giảng viên Bộ môn Khoa học tự nhiên ở các trường đại học, cao đẳng. Theo dự báo, đây sẽ là các ngành có nhu cầu tuyển dụng cao trong các năm tới.
Trở thành nhà khoa học
Sinh viên sau tốt nghiệp có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo về phương pháp dạy học tích hợp, phân hóa; kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực; các kiến thức Vật lý, Hoá học, Sinh học để vừa nắm vững các nguyên lí khoa học tự nhiên, các nguyên lý ứng dụng công nghệ, vừa hiểu sâu các khái niệm, quy luật tự nhiên... Như vậy, bạn sẽ có cơ hội tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn để trở thành các nhà khoa học đơn ngành Vật lý, Hóa học, Sinh học và đa ngành Khoa học tự nhiên.
Trở thành nhà giáo dục
Tốt nghiệp và là cử nhân ngành Sư phạm Khoa học Tự nhiên sinh viên còn nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các hoạt động tác nghiệp trong nhà trường; tích luỹ được kiến thức nền tảng về giáo dục và đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức chuyên môn, làm chủ kiến thức chuyên sâu và nâng cao. Trở thành cử nhân Sư phạm Khoa học Tự nhiên sinh viên sẽ biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào nghiên cứu các phương pháp mới trong dạy học môn Khoa học Tự nhiên và giáo dục học sinh cấp Trung học cơ sở. Đó chính là cơ hội để bạn trở thành các nhà Giáo dục học trong tương lai.
Trường Đại học Tân Trào có đầy đủ hệ thống phòng thí nghiệm thực hành phục vụ hoạt động học tập của sinh viên