mobile 365 bet Bấm để vào nền tảng giải trí

Học ngành Lâm sinh để bảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên
 
Trong những năm gần đây, ngành Lâm sinh đang trở thành ngành học quan trọng và được nhiều trường chú trọng đào tạo. Đây cũng là một trong những ngành mới tại mobile 365 bet . Chuẩn bị bước vào đợt thi và xét tuyển đại học năm 2020, đa phần các bạn học sinh vẫn đang phân vân chưa chọn cho mình được hướng đi phù hợp cũng như ngành nghề nào phù hợp nhất với bản thân, phù hợp với điều kiện nơi làm việc. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin về ngành Lâm sinh - một ngành học liên quan đến rừng và động thực vật có khả năng phát triển nghề nghiệp tốt đối với kinh tế vùng rừng núi, đồng bằng, khu vực miền Bắc nước ta nhé!

Ngành Lâm sinh (tiếng Anh là Silviculture) là ngành đào tạo các cán bộ Lâm sinh có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, bảo tồn và sử dụng hệ sinh thái rừng đặc biệt là ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, có kiến thức cơ bản và thực tế về hệ sinh thái rừng.

Chương trình đào tạo ngành Lâm sinh trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng. Các kiến thức và kỹ năng thiết kế, chỉ đạo thực hiện các công trình xây dựng và phát triển rừng; khả năng điều tra, đánh giá tài nguyên thiên nhiên, rừng và môi trường, quy hoạch lâm nghiệp và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp; khả năng nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ lâm nghiệp.

Ngoài ra, sinh viên cũng được trang bị các kiến thức về sử dụng khai thác các tiềm năng kinh tế về rừng và gỗ mang lại, bảo đảm tính bền vững về môi trường và kinh tế mà vùng sinh thái mang lại.

Lâm Sinh - Ngành học nhiều tiềm năng phát triển tại khu vực miền Bắc (Nguồn ảnh: internet)

Cơ sở vật chất: Hiện nay, ngành Lâm sinh trực thuộc khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp Trường Đại học Tân Trào. Hệ thống cơ sở vật chất của khoa được trang bị đầy đủ, hiện đại từ lớp học, phòng thí nghiệm thực hành, nhà nuôi cấy mô hiện đại bậc nhất khu vực miền Bắc, hệ thống thư viện với hàng ngàn bản sách được kết nối với trung tâm học liệu Thái Nguyên để phục vụ việc truy cập thông tin, tài liệu, ký  túc xá khang trang miễn phí cho sinh viên ở...

Sinh viên của Khoa đi học tập thực tế 

Cơ hội học tập và thực tập nước ngoài: Hàng năm, Trường Đại học Tân Trào đều lựa chọn các sinh viên có thành tích học tập xuất sắc và khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt đi thực tập tại các trường Đại học tại Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Ba Lan, Hàn Quốc.v.v.. Đối với sinh viên ngành Lâm Sinh, cơ hội đi học tập và thực tế tại nước ngoài sẽ giúp cho các bạn sinh viên có được vốn tiếng Anh tốt và tác phòng làm việc nhanh nhẹn, chuyên nghiệp và khả năng thích nghi nhanh với thực tế việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. 

Cơ hội tiếp cận và nâng cao trình độ: Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp có kinh nghiệm trong đào tạo kỹ sư, cử nhân các ngành thuộc lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, tỷ lệ có việc làm ngày sau khi tốt nghiệp cao, và có nhiều cựu sinh viên thành đạt trong các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp; Đội ngũ cán bộ giảng dạy kinh nghiệm trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ, với  trên 30% giảng viên có trình độ từ Tiến sỹ trở lên; Cơ hội việc làm lớn vì hiện nay đang thiếu nguồn lực lao động chất lượng cao về lâm nghiệp; Khoa có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo và các Nhà tuyển dụng trong  giúp sinh viên có nhiều cơ hội học tập, thực tập nghề nghiệp và cơ hội xin việc cao ngay sau khi tốt nghiệp.

Hình ảnh trong nhà nuôi cấy mô

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp ngành Lâm sinh, sinh viên có thể đảm nhận những công việc liên quan đến lĩnh vực lâm sinh, làm việc tại các doanh nghiệp lâm nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước về Nông lâm nghiệp và Phát triển nông thôn các cấp, các cơ quan nghiên cứu về lâm nghiệp, các trung tâm Khuyến nông, khuyến lâm ở Trung ương và địa phương. Cụ thể, các bạn có cơ hội làm việc tại:

Cơ quan quản lý Nhà nước: Các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng Cục lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm, Chi cục lâm nghiệp, Trung tâm Khuyến nông  quốc gia, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông cấp Tỉnh, huyện, xã, các Trung tâm dịch vụ nông lâm nghiệp, các Công ty Lâm nghiệp.

Các công ty, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển nông thôn, bảo vệ tài nguyên và môi trường…

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Chi cục Kiểm lâm; Trung tâm Khuyến Nông - lâm, các Viện, Trường, Dự án nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Bảo tồn tài nguyên; Các cơ sở sản xuất và chế biến liên quan đến gỗ và sản phẩm gỗ, cây dược liệu, Khu bảo tồn, Vườn Quốc gia, Trung tâm quản lý và khai thác rừng, Công ty công trình đô thị…

Tư vấn cho các chương trình, dự án về lĩnh vực nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn các cấp.

Giảng viên hay nghiên cứu viên tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo.

Chuyên viên cho các công ty kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, các lâm trường và trang trại lớn, các chương trình dự án phát triển nông thôn.

Các Công ty, doanh nghiệp, Các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực phát triển lâm nghiệp; Cục Kiểm lâm, Cục bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, Chi cục kiểm lâm, Hạt kiểm lâm, Trạm Kiểm lâm; Các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, Ban quản lý rừng, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng; Các dự án về phát triển lâm nghiệp (Trồng rừng, phục hồi rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng…); Các chương trình dự án về quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; Các chương trình dự án về giáo dục môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu; Các cơ sở đào tạo, các Viện nghiên cứu về Quản lý rừng bền vững, Trung tâm: Cứu hộ động vật hoang dã, Dạy nghề, Ứng dụng công nghệ trong quản lý tài nguyên rừng…; Công ty lâm nghiệp, Công ty tư vấn và dịch vụ nông lâm nghiệp, Công ty khai thác và chế biến Lâm sản, Công ty giống cây trồng, Công ty quản lý cây xanh đô thị và công viên.

Hình ảnh Mô keo trong nhà Nuôi cấy Mô và cây keo sau khi đã tiến hành trồng ngoài thực địa của Nhà trường trong những năm qua 

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp các bạn trẻ có cái nhìn tổng quan về ngành Lâm sinh và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Mọi thông tin chi tiết về tuyển sinh ngành Lâm sinh xin liên hệ theo địa chỉ:

ThS Nguyễn Văn Giáp - Trưởng khoa, ĐT: 0979.490.999

TS Vi Xuân Học - Phó trưởng khoa, ĐT: 0948.534.109

ThS Nguyễn Thị Minh Huệ - Phó trưởng khoa, ĐT: 0914.051.037 

Hoặc truy cập vào hệ thống đăng kí tuyển sinh trực tuyến trên website navyaz.com để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

CLB Truyền Thông