Bước 1: Đề nghị thanh lý tài sản
Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi sử dụng, đề nghị thanh lý tài sản của các đơn vị trực thuộc, bộ phận cơ sở vật chất(phòng Hành chính - Quản trị) kết hợp với phòng Kế hoạch - Tài vụ và các đơn vị trực thuộc có tài sản đề nghị thanh lý lập tờ trình đề nghị Hiệu trưởng phê duyệt danh mục thanh lý tài sản theo các mẫu quy định.
Bước 2: Quyết định thanh lý tài sản
- Chủ tịch UBND tỉnh: Quyết định thanh lý tài sản cố định là nhà (trừ nhà cấp 4) và các thiết bị có giá trị đồng bộ từ 1 tỷ đồng/1tài sản trở lên.
- Hiệu trưởng: Quyết định thanh lý tài sản cố định là nhà cấp 4, phương tiện vận tải và các thiết bị có giá trị dưới 1 tỷ đồng/1tài sản. (trừ những loại tài sản thuộc thẩm quyền ra quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh).
Bước 3: Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản của đơn vị
Thành phần Hội đồng thanh lý tài sản của đơn vị bao gồm:
+ Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;
+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản;
+ Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;
+ Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý;
+ Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý;
+ Đại diện đoàn thể: Công đoàn, Thanh tra Nhân dân (nếu cần).
Bước 4: Tiến hành thanh lý tại các đơn vị trực thuộc
Hội đồng thanh lý tài sản trình Thủ trưởng đơn vị quyết định hình thức xử lý tài sản:
- Bán tài sản (quyết định giá bán, các thủ tục khi bán...).
- Huỷ tài sản.
Bước 5: Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản của đơn vị
- Hội đồng thanh lý tài sản lập Biên bản thanh lý tài sản cố định, tập hợp các văn bản liên quan đến kết quả xử lý tài sản (hóa đơn bán hàng, biên bản hủy tài sản...).
- Bộ phận kế toán ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo qui định hiện hành của Nhà nước. Tiền thu được từ thanh lý tài sản tại đơn vị, sau khi đã trừ đi chi phí thực hiện việc thanh lý tài sản, số còn lại được chuyển vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
|