Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật ở các cơ sở giáo dục công lập được quy định mã số, chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương.
đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập.
Theo dự thảo, mã số chức danh nghề nghiệp là V.07.06.16.
Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập cần thực hiện các nhiệm vụ bao gồm: Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho người khuyết tật; hỗ trợ người khuyết tật học tập và rèn luyện kỹ năng đặc thù, kỹ năng sống phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật; hỗ trợ, tư vấn cho gia đình người khuyết tật và cộng đồng về kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục người khuyết tật;…
|
Ảnh minh hoạ trên Baochinhphu.vn
|
Ngoài ra, viên chức hỗ trợ giáo dục khuyết tật cần đạt tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và bồi dưỡng theo quy định.
Theo đó, viên chức cần có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên ở một trong các ngành: Sư phạm, Y tế, Công tác xã hội;
Hoàn thành theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo quy định (trong thời gian thực hiện chế độ tập sự).
Đồng thời, viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật cần đạt tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ với các kỹ năng hỗ trợ, tư vấn, tham gia, phối hợp với giáo viên, gia đình và cộng đồng trong giáo dục người khuyết tật.
Theo dự thảo, thực hiện bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật mã số V.07.06.16 đối với hai trường hợp:
Một là, viên chức đang làm công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật nhưng chưa được bổ nhiệm theo quy định của Thông tư liên tịch số 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 22/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập khi đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định.
Hai là, trường hợp được tuyển dụng vào viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật sau ngày thông tư này có hiệu lực và đáp ứng yêu cầu về tập sự theo quy định.
Về việc xếp lương, dự thảo quy định rõ, đối với viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật quy định tại Thông tư này áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89 quy định tại Bảng 3 (bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Trường hợp viên chức đang làm công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định, nếu vẫn bố trí làm công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật thì tiếp tục được hưởng lương đang xếp cho đến khi chuyển công tác khác hoặc nghỉ làm việc hoặc nghỉ chế độ bảo hiểm theo quy định.
Không yêu cầu bổ nhiệm lại viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo quy định của Thông tư này đối với trường hợp đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 22/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ.
Trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật nhưng chưa hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo quy định thì phải hoàn thành bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo này từ nay đến hết ngày 26/7/2023. Chi tiết dự thảo độc giả, xem .
giaoduc.net.vn