mobile 365 bet Bấm để vào nền tảng giải trí

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT sẽ làm mọi việc để phát triển, đổi mới lực lượng nhà giáo
 
Nhà giáo là tài sản quý nhất của ngành. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT sẽ làm mọi việc, mọi giải pháp để phát triển, đổi mới lực lượng nhà giáo. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu kết luận tại buổi gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên sáng 15/8.
.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu kết luận tại buổi gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên sáng 15/8.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu kết luận tại buổi gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên sáng 15/8.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ điều này trong phát biểu tâm huyết tại buổi gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên sáng 15/8.

Báo Giáo dục và Thời đại xin gửi đến bạn đọc toàn văn bài phát biểu này.

Thưa các đồng nghiệp!

Tôi rất vinh dự, tự hào được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó cho trách nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi, phát triển, đổi mới của ngành. Áp lực rất lớn nhưng tôi cũng thấy mình có điều kiện thuận lợi quan trọng, đó là tôi có hơn 1 triệu đồng nghiệp, những nhà giáo bên cạnh và cùng với mình. Trên thực tế những nhà giáo rất tâm huyết và từ nhiều chục năm qua đã thực hiện tốt khẩu hiệu riêng của ngành “dù khó khăn đến đâu cũng ra sức thi đua dạy tốt, học tốt”.

Từ khi nhận nhiệm vụ vào đầu năm 2021, tôi đã mong muốn một ngày có thể gặp mặt rộng rãi toàn thể giáo viên trong ngành để cùng nhau chia sẻ, trao đổi về công việc của chúng ta. Vì tôi hiểu một cách sâu sắc rằng, nguồn lực quan trọng nhất của giáo dục là nhà giáo; nhân tố quyết định thành công chất lượng giáo dục là nhà giáo.

Ngày hôm qua, trong buổi giải trình với Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo kết quả của đoàn giám sát, tôi cũng khẳng định rằng, chất lượng đội ngũ nhà giáo sẽ quyết định chất lượng của giáo dục; mức độ đổi mới của nhà giáo sẽ quyết định mức độ đổi mới của nền giáo dục.

Ngày đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng, tôi đã có thư bày tỏ tâm sự với các nhà giáo - bài “Ngành và nghề của chúng ta” đăng trên báo của ngành - Báo Giáo dục và Thời đại. Ý tưởng gặp gỡ nhà giáo luôn thôi thúc, nhưng mấy năm qua, vì nhiều lý do khác nhau nên cho đến hôm nay cuộc gặp gỡ mới được thực hiện.

Tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể nhà giáo! Cảm ơn các nhà giáo đã ủng hộ cho cá nhân tôi, ủng hộ cho lãnh đạo Bộ GD&ĐT trong việc triển khai các chủ trương, đường lối; đã ủng hộ cho các quyết sách của lãnh đạo Bộ trong suốt thời gian vừa qua.

Trong những ngày vừa qua, như Ban Tổ chức công bố, đã có hơn 6.500 câu hỏi gửi đến. Riêng cá nhân tôi, qua các kênh kết nối cá nhân, con số câu hỏi nhận được cũng lên tới hàng trăm. Mấy ngày vừa qua chưa đếm hết và chưa trả lời hết được. Nếu như tôi chậm trả lời các câu hỏi, kiến nghị này mong các thầy cô hết sức thông cảm.

Hôm nay cùng nhau chia sẻ, không gì khác để chúng ta làm tốt công việc của mình, để Bộ trưởng làm tốt hơn trách nhiệm của mình với ngành, với Chính phủ, với xã hội và nhân dân.

Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, tôi trân trọng ghi nhận và biểu dương các nhà giáo, các thầy cô vì những đóng góp trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong thời gian chúng ta vừa đảm bảo dạy học bình thường, vừa chống dịch Covid-19.

Thời gian diễn ra dịch bệnh, theo thăm dò, thống kê, không có bất kỳ quốc gia nào tiến hành cải cách giáo dục trong bối cảnh đang ứng phó với dịch bệnh như vậy. Chúng ta trong thời điểm dịch bệnh cũng là thời điểm bước vào đổi mới lớp 1, sau đó là lớp 2, lớp 6.

Chúng ta không còn quyền để dừng lại, vì dừng lại sẽ sinh ra những rối loạn. Cho nên chúng ta dốc lòng, dốc sức thực hiện nhiệm vụ kép. Đến nay, giáo dục không bị khủng hoảng, một số chỉ số vẫn bảo đảm và vẫn thực hiện được đổi mới ở những mục tiêu căn bản - đó là sự nỗ lực rất lớn, rất vượt bậc trong thời gian vừa qua.

TS Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng Trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi chia sẻ tới Bộ trưởng.

Thưa tất cả các thầy, các cô!

Ở thời điểm này, lực lượng nhà giáo có gần 1,6 triệu, cả giáo viên mầm non, phổ thông, thường xuyên, cao đẳng, đại học và các tổ chức giáo dục khác. Đây là lực lượng hùng hậu, vốn rất quý của ngành để hoàn thành các mục tiêu to lớn, vẻ vang mà ngành Giáo dục đặt ra, Chính phủ giao phó.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT xác định phát triển đội ngũ nhà giáo là nhân tố quan trọng nhất, nền tảng nhất, bền vững nhất, quyết định nhất để hoàn thành nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

Việc phát triển đội ngũ nhà giáo là giải pháp của mọi giải pháp. Nhà giáo là tài sản quý nhất của ngành chúng ta. Lãnh đạo Bộ sẽ cố gắng làm mọi việc, mọi biện pháp để có thể nâng cao vị thế, phát triển lực lượng nhà giáo, đổi mới lực lượng nhà giáo.

Có những việc đã làm được, chưa làm được, có thể không làm được, nhưng trong suy nghĩ, tình cảm và hành động của tôi và các đồng nghiệp, các cán bộ quản lý ở Bộ thì luôn luôn đau đáu. Tại các diễn đàn lớn nhỏ, hễ có cơ hội là chúng tôi bày tỏ các kiến nghị để đem lại những gì tốt đẹp nhất cho nhà giáo.

Cô Nguyễn Thị Thiều Hoa, giáo viên Trường THCS Đặng Thai Mai, TP Vinh, tỉnh Nghệ An gửi chia sẻ tới Bộ trưởng. Ảnh: Hồ Lài.

Trong cuộc gặp gỡ này, tôi cũng muốn bày tỏ đôi điều mong đợi với nhà giáo chúng ta.

Điểm thứ nhất là cần thực hiện thật tốt Chương trình GDPT 2018. Chương trình GDPT 2018 là một nhân tố mới rất quan trọng, đây là cơ hội lớn cho chúng ta. Khi nhận nhiệm vụ làm Bộ trưởng, đọc chương trình mới, tôi ngạc nhiên là một chương trình mới, hiện đại như vậy mà mấy năm trước đã được thông qua các cấp và đưa vào thực tế.

Đưa được chương trình vào triển khai thực tế là cơ hội của ngành, của chúng ta. Chương trình rất nhiều cái mới, sự tiếp nhận của cái mới không mấy dễ dàng. Dù chương trình mới còn điểm này, điểm khác phải điều chỉnh, nhưng nhìn chung chương trình được đánh giá là mới, hiện đại, là chỗ dựa cho thay đổi giáo dục; chuyển từ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực.

Càng ngày chúng ta sẽ càng thấy sự thay đổi này là quan trọng. Khi kiến thức của nhân loại là vô hạn, trang bị kiến thức sẽ phải chạy theo kiến thức; chỉ có năng lực phát triển không ngừng thì mới ứng phó với sự vô hạn của tri thức.

Chúng ta cần coi đây là cơ hội và cố gắng thực hiện thật tốt đối với Chương trình GDPT 2018. Đây là phương thức để chúng ta đổi mới toàn diện, thực hiện thành công chương trình mới. Giáo dục sẽ bước sang một chương mới, một nền giáo dục thay đổi về chất.

Những người cũ đang cùng nhau tạo ra cái mới. Vì vậy, điều kiện quan trọng đầu tiên chúng ta cần là lực lượng nhà giáo cần phải tự đổi mới. Tự đổi mới mình, đổi mới bản thân từ quan niệm, nhận thức tới phương pháp, không sợ hãi, e ngại, né tránh đổi mới bản thân. Ai cũng có thể làm được, vấn đề có dám làm hay không. Cái gì mới chưa biết, chưa hiểu, chưa thuần thục cùng tìm hiểu.

Cần thay đổi vai trò, vị trí của nhà giáo. Nhà giáo chúng ta từ chỗ là người chủ yếu truyền thụ kiến thức chuyển sang là người tổ chức, dẫn dắt, hướng dẫn, hỗ trợ cho học sinh để học sinh tự hình thành năng lực, tự tích luỹ kiến thức. Sự thay đổi này hết sức quan trọng mà mỗi nhà giáo cần ý thức được.

Chúng ta cần thay đổi từng môn học, vị trí từng môn học. Cách đây chưa lâu, trong Hội nghị với Giám đốc 63 sở GD&ĐT, tôi có nói: Thay đổi lớn của Chương trình GDPT 2018 nếu muốn đạt được chiều sâu, thực chất thì phải thay đổi từng thành tố, từng môn học; chúng ta cần thay đổi dạy học, kiểm tra, đánh giá từng môn, không loại trừ bất cứ môn nào.

Mới đây tại Hội nghị Toán học toàn quốc, tôi có trao đổi với các nhà Toán học về đổi mới dạy và học môn Toán ở bậc phổ thông. Đây là thay đổi tư duy chứ không chỉ mải miết dạy cho học sinh giải Toán. Chúng ta phải đổi mới giáo dục môn Ngữ văn, lấy đó làm công cụ để phát triển về tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ, thái độ của học sinh. Chúng tôi phải đổi mới các môn học, nhất là những môn học mới, môn học chăm chút cho sự phát triển toàn diện.

Sự thay đổi của từng môn học cụ thể ấy gộp lại sẽ mang lại sự thay đổi thực sự theo chiều sâu trong giáo dục.

Một điểm quan trọng, nhà giáo cần thay đổi quan niệm và cách sử dụng sách giáo khoa - đây là điểm quan trọng. Trong giai đoạn trước chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào sách giáo khoa, sách giáo khoa là chỗ dựa, dạy phải theo đó, học phải theo đó, kiểm tra không được ra ngoài, học gì phải thi đó. Chúng ta bị khuôn hẹp, bị khuôn cứng, bị lệ thuộc vào sách giáo khoa.

Nhưng sự thay đổi lớn của lần này là chương trình là thống nhất toàn quốc, là yêu cầu, sách giáo khoa là học liệu - cũng có thể là học liệu đặc biệt nhưng chúng ta cần sử dụng sách giáo khoa một cách chủ động, không lệ thuộc - đó là công cụ. Chúng ta sẵn sàng sử dụng các bộ sách giáo khoa khác, các ngữ liệu khác, bài tập khác một cách linh hoạt, phát huy quyền chủ động của chúng ta.

Nếu không thay đổi được cách tiếp cận về sách giáo khoa thì chúng ta không đạt được điểm đổi mới rất quan trọng. Qua thực tế thăm dò giáo viên ở nhiều vùng miền khác nhau, vẫn còn nhiều người phụ thuộc vào sách giáo khoa. Thay đổi cần diễn ra từng bước, dần dần, không thể yêu cầu một sớm một chiều được.

Giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông cần điều chỉnh cả thói quen trong chuyên môn và sinh hoạt tập thể. Vai trò của giáo viên trong chương trình giáo dục phổ thông mới được nhiều quyền hơn, chủ động hơn – cần được phát huy. Giáo viên có quyền quyết định các nội dung, tuần tự bài học, tổ chức kiểm tra đánh giá – điều này vốn chưa từng có trước đây.

Trước đây, lịch trình dạy và học, cách thức kiểm tra là đồng loạt, là tuân thủ đồng nhất theo quy định. Bây giờ được trao quyền chủ động, nhưng chúng ta phải có năng lực, kỹ năng mới sử dụng hết được quyền chủ động đó. Với trường học mang tính mở, cần tham gia cùng nhà trường xây dựng kế hoạch nhà trường, quyết định lựa chọn sách giáo khoa… Việc này dường như các trường ngoài công lập đang làm tốt hơn các trường công lập. Mong tất cả chúng ta sẽ cùng tốt hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao đổi với các nhà giáo tại buổi gặp gỡ sáng 15/8.

Trong công cuộc đổi mới, tôi rất muốn nhấn mạnh vai trò của Hiệu trường, lãnh đạo các trường phổ thông. Hiệu trưởng là người chỉ huy, người chủ đạo trong việc đổi mới trong một cơ sở giáo dục. Nếu hiệu trưởng không đổi mới thì khó có thể hy vọng ở ngôi trường đó đổi mới được. Nếu hiệu trưởng không thay đổi thì sự thay đổi của các giáo viên sẽ rất khó khăn và có thể dẫn tới sụp đổ.

Nhiều hiệu trưởng qua thăm dò, tiếp xúc rất nhiệt huyết, làm tốt; nhưng cũng có một phần không tham gia tập huấn, không nghiên cứu thấu đáo chương trình, phó thác việc đó cho hiệu phó, tổ trưởng bộ môn, giáo viên cốt cán… việc đó ảnh hưởng không nhỏ đến đổi mới.

Trong sự đổi mới, chúng ta muốn có một trường học hạnh phúc, một môi trường mở, trong đó tất cả các giáo viên được tôn trọng, được phát huy, vai trò của hiệu trưởng rất quan trọng.

Hiệu trưởng không phải là ông quan trong một cơ sở giáo dục, đó là một người dẫn dắt, hỗ trợ, phục vụ cho đồng nghiệp. Cho nên mong các hiệu trưởng bắt nhịp với các mục tiêu đổi mới để trở thành những người dẫn dắt công cuộc đổi mới.

Triết lý của chương trình mới là tính mở, tính nhân văn, tính chủ động. Nếu tính nhân văn, tính chủ động đó không được phát huy ở đội ngũ hiệu trưởng, thì sự đổi mới chỉ dừng ở cổng trường mà thôi.

Bên cạnh những kỹ năng, năng lực của học sinh, còn phải quan tâm tới phát triển năng lực cảm xúc của học sinh. Hiện tại và tương lai năng lực cảm xúc, cảm xúc xã hội càng là nhân tố quan trọng cho chúng ta tạo dựng nên lớp học sinh mới.

Riêng với các thầy cô giáo bậc mầm non, hôm nay bàn nhiều về khó khăn, vất vả. Khó khăn lớn, vất vả nhiều, thu nhập ít, thiệt thòi nhiều, những gì chúng ta đã nhìn thấy, đã trao đổi chắc chắn sẽ có giải pháp.

Sau cuộc gặp hôm nay, không phải ngay chiều nay các vấn đề sẽ được giải quyết, không phải mọi thắc mắc chiều nay sẽ xong, không phải các chính sách ngày mai sẽ được sửa cả, nhưng tôi tin rằng sự bắt đầu từ lúc này khi chúng ta cùng nhìn vấn đề thì sẽ có hướng. Chúng ta cùng nhìn về một hướng để thực hiện sự nghiệp đổi mới này.

Trong các đoàn giám sát, kiểm tra, đều phê phán ngành là làm truyền thông không tốt. Tôi nhận thiếu sót này. Có nhiều cái mới, nhiều cái đã làm được trong ngành nhưng chúng ta chưa chia sẻ, chưa làm cho xã hội thấu hiểu chúng ta.

Trước tiên trách mình, sau mới trách người. Chúng ta chưa làm cho phụ huynh thấu hiểu, chia sẻ, chưa làm cho xã hội hiểu những công việc mới khó khăn đang làm, đó là lỗi của chúng ta. Nên mong rằng, 1,6 triệu nhà giáo cần phải nói được công việc mới mà mình đang làm, cần thể hiện được gì chúng ta đã cố gắng, nói thật rõ những gì chúng ta đang vướng, những gì cần chia sẻ.

Chúng ta không nói, những người khác sẽ nói thay và chúng ta chỉ là người nạp thông tin mà thôi. Với cái xấu trong nội bộ, chúng ta có thể lên tiếng để chống. Với cái tốt, cái được trong ngành, chúng ta cần nói rõ. 1,6 triệu người nói sẽ có hiệu quả hơn là riêng Bộ trưởng nói.

Về phía Bộ sẽ làm gì cho nhà giáo? Chắc chắn trong thời gian tới Bộ sẽ rà soát hệ thống chế độ chính sách. Hiện nay có tới hơn 200 chính sách rải rác trong các văn bản khác nhau từ các Bộ, ngành, lượng chính sách lớn như vậy sẽ khó triển khai. Nhiều chính sách phải thông qua các Bộ, ngành khác, không phải việc riêng của ngành. Việc xây dựng Luật Nhà giáo trong thời gian tới có thể sẽ mang lại cho chúng ta những chuyển biến tích cực về thể chế.

Bộ sẽ làm nhiều việc để làm sao khối giáo dục công – tư được bình đẳng trong thực tế. Trước hết là đối đãi, ứng xử bình đẳng, phát huy hệ thống ngoài công lập để cùng chia sẻ, để xã hội được hưởng thụ giáo dục dục đa dạng hơn.

Bộ sẽ tiếp tục kiến nghị và làm việc với các Bộ, ngành về việc tăng phụ cấp ưu đãi, tìm mọi cách tăng thu nhập cho giáo viên, tìm mọi cách để tăng cường cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện làm việc của nhà giáo. Bộ cũng đang làm mọi cách để chăm lo cho các đối tượng đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, làm sao những đổi mới của ngành đang làm không dẫn đến làm gia tăng bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.

Bộ GD&ĐT cũng đang gấp rút các công việc để điều chỉnh Nghị định 116 trong việc đào tạo lực lượng giáo viên, nguồn tuyển cho tương lai. Đang sửa đổi trong Thông tư 16 về định mức giáo viên/lớp. Có rất nhiều việc đang làm để phát triển số lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Cùng với đó, việc thi đua khen thưởng, xét danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, chúng tôi cũng hết sức lưu ý. Bộ GD&ĐT cũng đang làm mọi việc để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, phát triển hệ thống các trường sư phạm.

Nội dung cuộc trao đổi hôm nay không dừng ở đây, các câu hỏi sẽ tiếp tục được phân tích theo các nhóm và sẽ trả lời theo từng nhóm và trả lời công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT. Các nhà giáo có thể không được trả lời trực tiếp câu hỏi của mình, nhưng sẽ tìm thấy lời đáp trong các câu hỏi, trong các trả lời theo từng nhóm như vậy.

Điều cuối cùng cũng là thông điệp muốn nói với các thầy, các cô hôm nay, đó là: Chúng ta cần phải kiên định ở con đường, mục tiêu đổi mới, những mục tiêu mang tính chiến lược của ngành. Chúng ta cần kiên trì thuyết phục và vận động phụ huynh, xã hội để cùng chia sẻ và đồng hành với chúng ta.

Chúng ta cần kiên quyết chống các biểu hiện lạc hậu, bảo thủ, tiêu cực; kiên quyết theo đuổi mục tiêu chiến lược phát triển con người. Chúng ta cần kiên trinh với nghề giáo, vinh quang của nghề nghiệp và vượt qua mọi khó khăn để thi đua dạy tốt, học tốt, dẫu khó khăn đến đâu cũng kiên trinh với nghề giáo.

nguồn: Giáo dục & Thời đại