mobile 365 bet Bấm để vào nền tảng giải trí

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Hãy để người trẻ tự cảm nhận về Đất Nước
 
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã có những chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về bài thơ Đất Nước được đưa vào đề thi văn THPT 2024.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về việc bài thơ Đất Nước được đưa vào đề thi văn tốt nghiệp THPT 2024 - Ảnh: NHẬT LINH

Sáng 27-6, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã có những chia sẻ với Tuổi Trẻ Online sau khi bài thơ  được đưa vào đề thi môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.

Nhà thơ nói rằng sẽ không bình luận gì về chuyện bài thơ được đưa vào đề thi năm nay. Theo ông, mỗi người, đặc biệt là người trẻ sẽ có một cảm nhận, một tình yêu cá nhân dành cho Đất Nước riêng.

"Hãy để người trẻ tự cảm nhận, tự suy nghĩ về Đất Nước. Tôi nghĩ cần tôn trọng những cảm nhận đó", nói.

Về việc vì sao trong bài thơ lại viết hoa hai chữ "Đất Nước", ông nói rằng đó là do ông cố tình nhấn mạnh.

"Đó là cụm từ thiêng liêng, một danh từ mà trong tim mỗi người khi nhắc đến đều gợi lên sự tự hào. Do vậy cần phải viết hoa cả hai từ Đất Nước như một sự nhấn mạnh", ông nói.

Trước đó, bài thơ Đất Nước cũng từng vào đề thi môn văn tốt nghiệp THPT năm 2020. Chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ Online khi ấy, nhà thơ kể: "Tôi viết bài thơ này khi tôi là một thanh niên mới trưởng thành. Tôi nói ngôn ngữ của thế hệ thanh niên, nên có thể cho đến giờ vẫn phù hợp với tâm tư của nhiều học sinh. Khi tôi viết ra những vần thơ đó, tôi cũng cùng thế hệ trẻ với các em".

"Bài thơ là cảm xúc rất riêng tư của tôi, trong đó tôi chia sẻ rất giản dị đất nước là nơi anh đến trường. Tôi vẫn nghĩ hồi đó tôi nói liều kiểu tuổi trẻ. Bây giờ người ta không nói như vậy đâu. Nhưng đó là cách nói của tuổi trẻ của mình. Nếu mình có sai sót gì người ta sẽ hiểu cho, giờ mình già rồi, mình chẳng nói như vậy nữa.

Giờ ở tuổi này, tôi khó có thể viết được những vần thơ như thế nữa, nhưng suy nghĩ về đất nước của tôi vẫn vậy. Đất nước là của nhân dân chứ không phải của các triều đại, của các ông vua. Nhân dân xây dựng lên đất nước, đất nước là của nhân dân nên phải chăm lo cho nhân dân. Trước nay tôi vẫn nghĩ như vậy", ông nói thêm.

Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15-4-1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông từng là ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng khóa IX, trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, đại biểu Quốc hội khóa X, bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.

Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người và tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước...

Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam.

Bài thơ Đất Nước thuộc trường ca Mặt đường khát vọng, được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị - Thiên. Tập trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông, đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu thống nhất đất nước.

Đất Nước

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó...

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"

Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

(Trích Đất Nước - trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 118)

tuoitre.vn