Nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giảng viên về tầm quan trọng của việc đổi mới chương trình đào tạo, đồng thời nâng cao năng lực xây dựng và rà soát chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, trong hai ngày 22 và 23/8/2020, mobile 365 bet
đã tổ chức tập huấn xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo.
Chương trình tập huấn được diễn ra dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia: TS. Phạm Văn Hùng - Trưởng Ban Khảo thí và ĐBCL Đại học Thái Nguyên; ThS. Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Trưởng Ban Khảo thí và ĐBCL Đại học Thái Nguyên; ThS. Lê Xuân Bình - Chuyên viên Ban Khảo thí và ĐBCL Đại học Thái Nguyên; ThS. Nguyễn Huy Hùng - Chuyên viên Ban Khảo thí và ĐBCL Đại học Thái Nguyên.
Dự buổi tập huấn, về phía Trường Đại học Tân Trào có PGS.TS Nguyễn Bá Đức - Hiệu trưởng; TS. Nguyễn Khải Hoàn - Phó Hiệu trưởng; TS. Vũ Quỳnh Loan - Phó Hiệu trưởng; cùng 127 đồng chí là lãnh đạo các đơn vị, bộ môn, thư ký, thành viên các nhóm viết báo cáo, xây dựng, rà soát, chỉnh sửa chương trình đào tạo.
Đại biểu dự buổi tập huấn
Đợt tập huấn hướng đến mục tiêu thực hiện kế hoạch công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của Nhà trường, nâng cấp kiến thức hiểu biết về đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cho đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường.
Trong ngày thứ nhất, cán bộ, giảng viên Trường Đại học Tân Trào được các chuyên gia giới thiệu và tiếp cận với 03 chuyên đề:
Chuyên đề 1: Khái niệm về chất lượng, đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng.
Chuyên đề 2: Chuẩn đầu ra, phương pháp xây dựng chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Chuyên đề 3: Thiết kế (xây dựng hoặc xây dựng lại) chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra.
Sau khi được các chuyên gia hướng dẫn, lớp tập huấn được chia thành các nhóm tập trung vào các nội dung:
1/ Rà soát sự gắn kết giữa sứ mạng, mục tiêu, chuẩn đầu ra chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra học phần. Đánh giá mức độ phù hợp của động từ sử dụng trong chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, học phần;
2/ Xây dựng ma trận gắn kết giữa chuẩn đầu ra chương trình đào tạo và học phần, chuẩn đầu ra của học phần và nội dung kiến thức học phần (mức độ tương thích và đáp ứng, thang đo). Đánh giá mức độ phù hợp với chuẩn đầu ra của phương pháp giảng dạy được sử dụng trong học phần. Đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp kiểm tra đánh giá của học phần với chuẩn đầu ra của học phần và chương trình đào tạo.
Kết thúc ngày tập huấn đầu tiên, theo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ, giảng viên, nhân viên trường Đại học Tân Trào tích cực tham gia thảo luận, phân tích, đóng góp ý kiến để hiểu hơn nữa về các nội dung tập huấn, tạo hiệu ứng tích cực cho ngày tập huấn tiếp theo.
Ngày thứ 2 tiếp tục là các chuyên đề:
Chuyên đề 4: Đánh giá (tự đánh giá) chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chuyên đề 5: Cách xây dựng kế hoạch tự đánh giá và thu thập thông tin minh chứng phục vụ cho tự đánh giá chương trình đào tạo.
Chuyên đề 6: Cách thức viết báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chuẩn đánh giá.
Tương tự như ngày đầu tiên, lớp tập huấn được chia thành các nhóm nhỏ tập trung vào các nội dung:
1/ Rà soát sự phù hợp của Bản mô tả chương trình đào tạo theo yêu cầu tiêu chí;
2/ Thực hành viết báo cáo tiêu chí.
Dưới sự trao đổi, hướng dẫn của các chuyên gia các nhóm cùng nhau thảo luận phân tích, đóng góp ý kiến từ đó hiểu rõ được một số yêu cầu cơ bản của Tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; áp dụng được chu trình PDCA (Plan - Do - Check - Action) trong việc tổ chức tự đánh giá chương trình đào tạo và viết báo cáo tự đánh giá; thực hiện được các quy trình trong tự đánh giá và đánh giá ngoài chương trình đào tạo.
TS. Phạm Văn Hùng - Trưởng Ban Khảo thí và ĐBCL Đại học Thái Nguyên trao đổi tại buổi tập huấn
Ngoài những kiến thức, kinh nghiệm được các chuyên gia chia sẻ, các cán bộ, giảng viên tham gia lớp tập huấn còn đặt nhiều câu hỏi, trao đổi, thảo luận sôi nổi xoay quanh việc chỉnh sửa, xây dựng và rà soát chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của Trường Đại học Tân Trào.
Qua tư vấn, góp ý của chuyên gia, Trường Đại học Tân Trào cần tiếp tục xây dựng các chương trình đào tạo mới theo định hướng ứng dụng, đẩy mạnh các hoạt động thực tập, thực tế và trải nghiệm nghề nghiệp cho sinh viên nhằm nâng cao khả năng thích ứng với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu việc làm của địa phương, khu vực miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
Các chuyên gia chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo, cán bộ, giảng viên Trường Đại học Tân Trào
Trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam đang đứng trước sức ép cần phải đổi mới cơ bản và toàn diện để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và có đủ khả năng hội nhập với nền giáo dục khu vực Đông Nam Á, việc xây dựng được chương trình đào tạo theo hướng tiên tiến, chất lượng cao đạt chuẩn khu vực và quốc tế là một điều bắt buộc, vì thế từng bước hoàn thiện, đánh giá chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xem là một một trong những kế hoạch chiến lược phát triển chất lượng đào tạo của Trường Đại học Tân Trào.
Tin và ảnh: Trung tâm TTTV