mobile 365 bet Bấm để vào nền tảng giải trí

Tọa đàm khoa học Văn học các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam từ sau năm 1975
 
Sáng ngày 5/7/2024, Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương phối hợp với mobile 365 bet tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Văn học các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam từ sau năm 1975”.

Tham dự buổi Tọa đàm có: PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; PGS. TS Trần Khánh Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp, Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Thiếu tướng, TS Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Nhà văn Niê Thanh Mai, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Nhà văn Cao Duy Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam; Đ/c Dương Khâu Luông - Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn; TS. Nguyễn Huy Bình - Phó Viện trưởng phục trách Văn học Việt Nam. 

Về phía tỉnh Tuyên Quang có: Đ/c Mai Đức Thông, Tỉnh ủy viên, Tổng biên tập Báo Tuyên Quang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang; Đ/c Vũ Quỳnh Loan, Phó Chủ tịch UBND thành phố Tuyên Quang; Đ/c Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Tuyên Quang; Đ/c Thèn Thị Hương, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tuyên Quang. 

Về phía Trường Đại học Tân Trào có: TS. Nguyễn Minh Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; TS. Phạm Duy Hưng - Phó Hiệu trưởng Phụ trách cùng đại diện lãnh đạo các khoa, phòng, ban và giảng viên, sinh viên Nhà trường. 

Đại biểu dự buổi Tọa đàm

Buổi tọa đàm do PGS. TS Trần Khánh Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; TS. Phạm Duy Hưng, Phó Hiệu trưởng Phụ trách Trường Đại học Tân Trào chủ trì.

Phát biểu đề dẫn tại buổi tọa đàm, PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương đề nghị tọa đàm cần tập trung vào 4 đề dẫn lớn là: Môi trường sáng tác cho các nhà văn, đặc biệt là các nhà văn người dân tộc thiểu số ở phía Bắc; Vai trò hỗ trợ của Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố; Tăng cường sự kết hợp giữa tri thức và sáng tạo của các trường đại học tại khu vực miền núi phía Bắc với văn học nghệ thuật; các nhà văn, nhà thơ trong vùng tích cực hơn trong môi trường giao lưu quốc tế…

PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương phát biểu đề dẫn buổi Tọa đàm

Phát biểu tại buổi tọa đàm, TS.Phạm Duy Hưng - Phó hiệu trưởng Phụ trách Trường Đại học Tân Trào đã bày tỏ niềm vinh dự được phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức buổi Tọa đàm khoa học với chủ đề “Văn học các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam từ sau năm 1975”. Buổi Tọa đàm nhằm phân tích, đánh giá thực trạng, định hướng và đề xuất giải pháp phát triển văn học các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam từ sau 1975. Kết quả thu được từ buổi Tọa đàm sẽ giúp Ban tổ chức rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất những nhiệm vụ thiết thực thúc đẩy công tác văn hóa, văn học, nghệ thuật trong thời gian tới. Tăng cường sự hợp tác giữa Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật với tỉnh Tuyên Quang và Trường Đại học Tân Trào trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ nói chung và văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số nói riêng, trong các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, đào tạo giáo viên. Mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết đội ngũ những người làm công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Tiến sĩ cũng bày tỏ hi vọng trong thời gian tới Trường Đại học Tân Trào sẽ có nhiều hoạt động hợp tác với Hội đồng Lý luận, phê bình văn học Trung ương và các nhà báo, nhà khoa học trong việc kết nối các chương trình, dự án văn học nghệ thuật của các bộ, ngành trung ương, các cơ sở giáo dục đại học có uy tín nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học phát huy sức mạnh tổng hợp góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng dân tộc và miền núi.

TS.Phạm Duy Hưng - Phó hiệu trưởng Phụ trách Trường Đại học Tân Trào phát buổi tại buổi Tọa đàm

Tại buổi tọa đàm khoa học, các đại biểu nghe, thảo luận các chuyên đề: Văn học dân tộc thiểu số miền núi nửa thế kỷ tiếp nối và phát triển; Thực trạng văn học dân tộc thiểu số Tuyên Quang sau năm 1975; Định hướng sự phát triển của văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang từ sau năm 1975; Một vài cảm nhận về văn học các dân tộc thiểu số Tuyên Quang sau năm 1975; Văn học Tuyên Quang hình thành và phát triển; Văn học các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc từ sau 1975 đến nay: Thực trạng và tiếp nhận; Thực trạng sáng tác văn học bằng tiếng dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc hiện nay; Diện mạo văn học thiểu số phía Bắc từ sau 1975 đến nay; Các sáng tác của Y Phương trong dòng chảy văn chương các dân tộc thiểu số Việt Nam sau 1975; Tiếng thơ từ đại ngàn của các nữ dân tộc thiểu số phía Bắc đương đại; Vai trò của giáo dục trong bảo tồn và phát triển văn học dân tộc thiểu số trong thời đại ngày nay, nghiên cứu tại Trường Đại học Tân Trào; Mở rộng cơ hội phát triển văn học dân tộc thiểu số trong bối cảnh đa phương tiện, nhìn từ khu vực miền núi phía Bắc; Thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại với công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng Mông hiện nay.

Đại biểu trình bày tham luận

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương phát biểu tại buổi Tọa đàm

Tổng kết và bế mạc Tọa đàm, PGS.TS Trần Khánh Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khẳng định, về chủ đề toạ đàm “Văn học các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam từ sau năm 1975”, đa số tham luận cho rằng văn học dân tộc thiểu số là “một bộ phận nằm trong dòng chảy của văn học Việt Nam bao gồm sáng tác của các tác giả người dân tộc thiểu số viết về dân tộc mình và những vấn đề của đời sống xã hội”. Qua nội dung các tham luận và ý kiến phát biểu tại Toạ đàm cho thấy vấn đề văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và văn học các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam từ sau năm 1975 nói riêng được quan tâm, tiếp cận ở nhiều hướng, nhiều góc độ, nhiều phạm vi khác nhau ở cả thực tiễn văn học lẫn lý luận. Các ý kiến tham luận toạ đàm đã thống nhất cho rằng cần có định hướng, đề ra các giải pháp cần thiết như: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của văn học các dân tộc thiểu số đối với nền văn học Việt Nam, đối với việc bảo tồn, phát huy, phát triển những giá trị văn hoá dân tộc; Có những chủ trương, chính sách, hoạch định chiến lược để phát triển, phát huy, bảo tồn văn học các dân tộc thiểu số hiện nay; Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ, khuyến khích tài năng, đặc biệt quan tâm đội ngũ nhà văn trẻ; Quan tâm thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động của các Hội văn học, nghệ thuật địa phương cả về vật chất lẫn tinh thần để các Hội thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ nhằm tạo môi trường đủ sức kích thích niềm đam mê và nuôi dưỡng nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhà văn các dân tộc thiểu số; Thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của đội ngũ lý luận, phê bình văn học các dân tộc thiểu số; Cần mở rộng giao lưu văn học giữa các tỉnh thành, địa phương và Trung ương, giao lưu văn học quốc tế. 

PGS.TS Trần Khánh Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Tổng kết

và bế mạc Tọa đàm

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm