mobile 365 bet Bấm để vào nền tảng giải trí

Từ nay đến 2030, cả nước cần bổ sung gần 400.000 giáo viên, CBQL, nhân viên
 
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến nay, Việt Nam có 103 cơ sở đào tạo giáo viên, trong đó có: 15 trường đại học sư phạm.

Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo,  (các trường sư phạm) có độ bao phủ cao, gắn với các vùng và địa phương, dần hình thành mạng lưới cơ sở đào tạo đa ngành có đào tạo giáo viên; cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên từ mầm non đến phổ thông; tuy nhiên, sự phân bổ chưa đồng đều, có sự tập trung của một số trường đại học sư phạm lớn tại các trung tâm kinh tế - xã hội của đất nước; vai trò của các trường cao đẳng sư phạm ngày càng mờ nhạt.

Tính đến nay, Việt Nam có 103 cơ sở đào tạo giáo viên, trong đó có: 15 trường đại học sư phạm (bao gồm: 06 trường đại học sư phạm, 06 trường đại học sư phạm kỹ thuật; 02 trường đại học sư phạm Thể dục thể thao và Trường Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung ương); 50 trường đại học đa ngành và trường đại học đặc thù (ngoại ngữ, nghệ thuật, thể thao) có đào tạo giáo viên; 20 trường cao đẳng sư phạm và 18 trường cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên.

Mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên từ mầm non đến phổ thông. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở đào tạo giáo viên khá độc lập trong hoạt động đào tạo, chưa thật sự tạo thành một mạng lưới thống nhất, tính liên thông trong hệ thống còn yếu, chưa có sự chia sẻ nguồn lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo giáo viên của toàn ngành.

Số lượng các trường cao đẳng sư phạm trong những năm gần đây giảm một phần do thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về tinh giảm đầu mối và , và thực hiện Luật Giáo dục 2019, yêu cầu trình độ của giáo viên tiểu học và trung học cơ sở được nâng lên đại học, do đó các trường cao đẳng chỉ còn đào tạo giáo viên mầm non. Để sử dụng hiệu quả nguồn lực, một số trường cao đẳng sư phạm trở thành phân hiệu của các trường đại học sư phạm hoặc trường đại học đa ngành hoặc sáp nhập với các trường cao đẳng địa phương.

Nhu cầu giáo viên, cán bộ quản lý và nhân vân các cấp học cần được bổ sung hàng năm (đến 2045)

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng số nhu cầu cần bổ sung cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên các cấp học từ mầm non đến phổ thông đến năm 2045 là khoảng 500.000 người. Như vậy thì mỗi năm cần cung cấp bổ sung khoảng 43.000 giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên các cấp, trong đó bậc học mầm non cần bổ sung khoảng 16.000 người, bậc tiểu học cần khoảng 7.000 người, bậc trung học cơ sở cần khoảng 7.000 và bậc trung học phổ thông cần khoảng 12.000 người.

Quy mô đào tạo giáo viên hiện nay (theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Hiện nay, hệ thống các trường, khoa sư phạm cung cấp hàng năm khoảng hơn 20.000 sinh viên tốt nghiệp. Với nhu cầu giáo viên cần được đào tạo hằng năm như trên, thì việc tập trung năng lực đào tạo cho các trường đại học đa ngành có đào tạo giáo viên, trong đó có từ hai đến ba trường đại học sư phạm trọng điểm và từ 5-6 trường đại học sư phạm chủ chốt đào tạo giáo viên với chỉ tiêu tuyển sinh chiếm khoảng 70% chỉ tiêu đào tạo đại học đối với ngành sư phạm trong cả nước.