mobile 365 bet Bấm để vào nền tảng giải trí

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
 
Dựa trên quan điểm tích hợp liên môn và xuyên môn nhằm đáp ứng chương trình, sách giáo khoa và việc phát triển giáo dục sau năm 2015, chương trình đào tạo NVSP có thể kết cấu gồm 4 thành phần sau: (1) Tri thức nghề nghiệp của GV; (2) Kĩ năng nghề nghiệp của GV; (3) Đạo đức và văn hóa nghề nghiệp của GV; (4) Các biện pháp rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

1. Tri thức nghề nghiệp của giáo viên

- Tri thức môn học và hoạt động giáo dục ngoài môn học: Tri thức về chương trình môn học và khoa học tương ứng; Tri thức về phương pháp bộ môn;  Tri thức về phương tiện, học liệu của môn học; Tri thức về quản lí và tiến hành hoạt động giáo dục theo môn học.

- Tri thức về con người và sự phát triển người học (sinh lí học, tâm lí học, giáo dục học, xã hội học): Tri thức sinh lí học và giải phẫu người; Tri thức tâm lí học giáo dục; Tri thức về học tập và dạy học; Tri thức về quản lí và tiến hành hoạt động giáo dục.

- Tri thức về thông tin, môi trường và điều kiện giáo dục: Tri thức về thông tin học đường; Tri thức về môi trường của lớp học, trường học; Tri thức về truyền thông giáo dục; Tri thức về giáo dục gia đình và xã hội.

-  Tri thức về phương pháp, phương tiện, công nghệ dạy học: Tri thức lí luận và ứng dụng về phương pháp dạy học; Tri thức về phương tiện dạy học và sử dụng phương tiện dạy học; Tri thức về CNTT và ứng dụng CNTT trong quá trình giáo dục.

2. Kĩ năng nghề nghiệp của giáo viên

-  Những kĩ năng nghiên cứu người học và việc học: Kĩ năng quan sát người học và hành vi học tập; Kĩ năng đo lường những đặc điểm tâm-sinh lí của người học; Kĩ năng điều tra bằng các kĩ thuật thông thường; Kĩ năng tiến hành thực nghiệm khoa học; Kĩ năng thu thập và phân tích dữ liệu học tập.

-  Những kĩ năng lãnh đạo và quản lí người học, việc học: Kĩ năng thuyết phục và hợp tác với người học; Kĩ năng phát biểu và giải thích ý tưởng cho người học; Kĩ năng khuyến khích, động viên người học; Kĩ năng tổ chức lớp và nhóm học tập;  Kĩ năng quản lí thời gian và nguồn lực học tập.

-  Những kĩ năng thiết kế dạy học và hoạt động giáo dục:  Kĩ năng thiết kế giáo trình, học liệu, bài học; Kĩ năng thiết kế hoạt động của người học; Kĩ năng thiết kế phương pháp và kĩ thuật dạy học; Kĩ năng thiết kế giáo trình, học liệu và phương tiện e-learning; Kĩ năng thiết kế môi trường học tập (hoặc môi trường hoạt động).

-  Những kĩ năng dạy học và tác động giáo dục trực tiếp (tác nghiệp): Kĩ năng giao tiếp và ứng xử trên lớp; Kĩ năng hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh hành vi học tập; Kĩ năng giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập; Kĩ năng sử dụng các phương tiện và công nghệ dạy học; Kĩ năng thực hiện các biện pháp và kĩ thuật dạy học cụ thể.

3. Đạo đức và văn hóa nghề nghiệp của giáo viên

- Đạo đức nghề nghiệp của GV: Tình cảm và ứng xử đạo đức đối với người học; Quan hệ đạo đức với đồng nghiệp; Quan hệ và ứng xử đạo đức với cộng đồng; Nguyên tắc đạo đức trong thực hiện nhiệm vụ.

- Văn hóa nghề nghiệp của GV: Phong cách cá nhân và phong cách SP; Học tập thường xuyên và gương mẫu; Nhận thức xã hội; Kĩ năng xã hội.

- Đạo đức và văn hóa nghề nghiệp trong quan hệ với gia đình người học: Nguyên tắc đạo đức ứng xử với gia đình; Chuẩn mực văn hóa ứng xử với gia đình; Tình cảm đạo đức đối với gia đình.

-  Đạo đức và văn hóa nghề nghiệp trong quan hệ với cấp trên: Hành vi đạo đức và văn hóa ứng xử với các nhà quản lí và lãnh đạo trong trường; Hành vi đạo đức và văn hóa ứng xử với các cấp quản lí, lãnh đạo trên trường; Hành vi đạo đức và văn hóa ứng xử với các cán bộ chính quyền, đoàn thể xã hội địa phương.

4. Các biện pháp rèn luyện NVSP

- Học lí thuyết sư phạm và thực hành ứng dụng: Học trong các môn nghiệp vụ sư phạm; Học trong môi trường thực tế; Học qua truyền thông và giao tiếp xã hội; Ứng dụng tri thức trong các tình huống thực tế.

-  Học và rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp trong thực hành, thực tập: Quan sát kĩ năng qua dự giờ ở trường; Học hỏi kinh nghiệm của giáo viên; Trực tiếp thiết kế dạy học và thực hành dạy học; Học hợp tác trong môi trường thực tập sư phạm; Rèn luyện chủ động, độc lập và thường xuyên.

- Rèn luyện đạo đức và văn hóa nghề nghiệp: Giao tiếp chủ động để học hỏi những gương nhà giáo tốt; Thực hành những hành vi văn hóa và đạo đức thường xuyên; Tập luyện những thói quen văn hóa và đạo đức của nhà giáo trước học sinh và mọi người; Xây dựng phong cách văn hóa, đạo đức cá nhân.

Kết cấu, xây dựng lại chương trình đào tạo NVSP ở trường đại học, cao đẳng theo hướng tích hợp liên môn và xuyên môn nhằm đáp ứng được với những yêu cầu thay đổi về chương trình, sách giáo khoa phổ thông và định hướng phát triển giáo dục sau năm 2015. Việc cải tiến một cách tích cực, đồng bộ chắc chắn sẽ giúp chương trình đào tạo NVSP ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục và đào tạo./.

Nguyễn Khải Hoàn