Lịch sử địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc học tập và nghiên cứu lịch sử dân tộc. Những năm gần đây, hoạt dộng nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy và học tập Lịch sử địa phương được đẩy mạnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng, trên cả nước nói chung với phương châm:
I. Quan niệm về lịch sử địa phương
Lịch sử địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc học tập và nghiên cứu lịch sử dân tộc. Những năm gần đây, hoạt dộng nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy và học tập Lịch sử địa phương được đẩy mạnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng, trên cả nước nói chung với phương châm:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"
(Diễn ca Lịch sử Việt Nam-Hồ Chủ tịch)
Được sự giúp đỡ của Dự án Việt-Bỉ, tỉnh Tuyên Quang đã có bộ giáo trình và tài liệu Lịch sử địa phương phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập chương trình Lịch sử địa phương từ bậc Tiểu học đến Trung học cơ sở và Cao đẳng sư phạm (CĐSP Tỉểu học và CĐSP THCS). Đây là một cố gắng của các tác giả biên soạn bộ giáo trình và tài liệu giảng dạy, vì họ đã góp phần không nhỏ vào việc cung cấp những hiểu biết đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về lịch sử dân tộc, cũng như việc giáo dục cho học sinh-sinh viên về truyền thống, lòng tự hào, tình yêu của quê hương đất nước. Để giảng dạy có chất lượng nội dung lịch sử địa phương tỉnh Tuyên Quang, cần nhắc lại những quan niệm về lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.
Trước hết, tri thức lịch sử địa phương là những biểu hiện sinh động, đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Để nghiên cứu, nhận thức lịch sử dân tộc một cách hoàn chỉnh, sâu sắc, người học phải nghiên cứu lịch sử địa phương vì lịch sử dân tộc được hình thành trên cơ sở khối lượng tri thức tài liệucủa lịch sử địa phương đã được khái quát hoá, tổng hợp ở mức độ cao. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử đều xảy ra ở một địa phương nhất định, và nó gắn chặt với một không gian cụ thể ở một địa phương cụ thể nên nó mang tính chất địa phương rất rõ nét. Nếu tách rời lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương sẽ làm cho bộ môn Lịch sử trở nên thiếu khoa học, thiếu lô gíc, thiếu chặt chẽ, thiếu sâu sắc và giá trị thuyết phục của nó sẽ bị hạn chế. Ngược lại, nếu biết kết hợp lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương,bộ môn Lịch sử sẽ trở nênkhoa học, chặt chẽ, lô gíc, sâu sắc và giá trị thuyết phục cao hơn.
Như vậy, việc giảng dạy lịch sử địa phương trong các nhà trường có tác dụng trực tiếp và quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử dân tộc của người giáo viên, làm cho bài giảng lịch sử sinh động hơn, có sức truyền cảm, gây thêm hứng thú học Lịch sử của họcsinh- sinh viên, tạo được những biểu tượng lịch sử, giúp học sinh- sinh viên hiểu sâu sắc hơn các khái niệm, các hiện tượng trong bài học Lịch sử dân tộc. Tri thức lịch sử địa phương còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục cho người học lòng tự hào chân chính về những truyền thống tốt đẹp của quê hương, địa phương nơi cư trú, khơi dậy tình yêu quê hương xứ sở của các em.
II. Việc giảng dạy lịch sử địa phương ở trường CĐSP Tuyên Quang
Trong chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học và THCS hệ CĐSP đều có học phần Lịch sử địa phương với số tiết không nhỏ (CDSP Tiểu học :15 tiết, CĐSP THCS :30 tiết). Các học phần này nhằm trang bị cho sinh viên khi ra trường thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông.Trong năm học 2009-2010 và 2010-2011 vừa qua, trường CĐSP Tuyên Quang đã chú trọng thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Lịch sử nói chung và Lịch sử địa phương nói riêng như:
1. Tích cực hoá hoạt động nhận thức của sinh viên trong nội dung trên lớp phần Lịch sử địa phương.
Về lý luận cũng như thực tiễn,việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của sinh viên trong nội dung lên lớp phần Lịch sử địa phương được tập trung vào những công việc sau:
- Trong giờ học trên lớp, giảng viên chú ý vệc nêu vấn đề để sinh viên độc lập suy nghĩ, kích thích việc tìm tòi kiến thức chứ không ghi chép một cách thụ động. Các hiện tượng, sự kiện của Lịch sử địa phương khá quen thuộc, thậm chí có những sinh viên hiện đang sống ngay tại địa phương, nơi có các hiện tượng, sự kiện của Lịch sử địa phương đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh. Hơn nữa, những câu chuyện về các hiện tượng, sự kiện của Lịch sử địa phương luôn luôn được nhắc đến trong đời sống của đồng bào và nhân dân trong xã, huyện, tỉnh như những bằng chứng về những đóng góp không nhỏ của địa phương với lịch sử dân tộc. Qua đó, giảng viên nắm được tình hình, khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên, để có những biện pháp uốn nắn, bổ sung, điều chỉnh kiến thức về các hiện tượng, sự kiện của Lịch sử địa phương, đồng thời phát huy được tính độc lập, tính tích cực của sinh viên trong tiết học.
- Mặc dù nguồn tài liệu về Lịch sử địa phương chưa nhiều, nhưng trong các tiết lên lớp, giảng viên đều rất chú ý tới việc khai thác, kể lại cho sinh viên nghe những câu chuyện xúc động và ấm áp tình người của đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang với kháng chiến, với lãnh tụ; những nét mới lạ, đặc sắc trong phong tục, tập quán của bà con các dân tộc quần cư trên địa bàn tỉnh, khai thác nguồn tư liệu quý ấy ngay từ những sinh viên các dân tộc trong lớp (khuyến khích các em kể lại những phong tục, tập quán của dân tộc mình vào các dịp lễ tết, trong sinh hoạt hàng ngày)... Điều này đã gây được sự hứng thú, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của sinh viên, khơi dậy trong các em lòng tự hào về truyền thống của quê hương mình, tự hào về những nét bản sắc của dân tộc mình và có ý thức giữ gìn, bảo vệ chúng trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội trong giai đoạn hiện nay một cách tự nhiên không gò ép, khiên cưỡng, áp đặt.
- Giảng viên đã rất chú ý tới việc kết nối các nội dung về Lịch sử địa phương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc để các em có được cái nhìn toàn diện hơn, sinh động hơn, cụ thể hơn về mối liên hệ hữu cơ giữa các hiện tượng, sự kiện của Lịch sử địa phương với các nội dung tương ứng trong lịch sử dân tộc. Đây chính là cái đích mà các giảng viên giảng dạy bộ môn Lịch sử phải làm được thông qua việc giảng dạy phần Lịch sử địa phương.
- Việc tăng cường các phương tiện dạy học trong các tiết Lịch sử địa phương thật sự có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của sinh viên trong giờ lên lớp. Băng hình, đĩa VCD, các loại tranh ảnh tư liệu...hiện nay rất phong phú được khai thác triệt để trong các tiết Lịch sử địa phương. Như vậy, trong mỗi tiết học, giảng viên không chỉ cung cấp những tri thức mới mà không mới cho sinh viên mà qua các phương tiện dạy học hữu dụng, kiến thức mà sinh viên thu nhận được sẽ phong phú, sinh động, gây ấn tượng sâu sắc, tạo được sự xúc động, tự hào, thái độ trân trọng với các hiện tượng, sự kiện của Lịch sử địa phương Tuyên Quang. Có thể nói: sinh viên của cả hai khoa Tiểu học và Xã hội đều rất thích các tiết Lịch sử địa phương vì sự phong phú và sinh động của các phương tiện dạy học quen thuộc mà phát huy hiệu quả rất tốt trong các tiết dạy này.
- Một trong những phương pháp dạy học (PPDH) được sử dụng rất hiệu qủatrong các tiết Lịch sử địa phương là cho các em xây dựng các Dự án nhỏ về nội dung bài học của mình đựa trên kết quả trao đổi của cả nhóm. Trong yêu cầu của môn học, sinh viên còn phải biết làm quen với công tác Nghiên cứu khoa học sau này, mà việc cho các em tập làm quen với việc xây dựng các Dự án về nội dung bài học có nội dung địa phương sẽ tránh cho các em sự nhàm chán vì những thông tin đã được biết qua lịch sử dân tộc, lại phát huy, mở rộng thêm được các thông tin mới, cụ thể mà chỉ khi nghiên cứu về Lịch sử địa phương, các em mới có cơ hội để khám phá. Trên cơ sở hoàn thành các bài tập mà giảng viên giao cho, sinh viên tiến hành nghiên cứu khoa học một cách độc lập, có kết quả (dù chỉ ở các mức độ nhất định), tiếtb học mới có hiệu quả. Đây là cách tự học rất tốt mà trong các học phần mang tính chất địa phương (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý), các trường học rất khuyến khích sinh viên thực hiện.
2. Chú trọng dạy nghề qua dạy khoa học:
Mục tiêu của các trường Sư phạm là đào tạo những giáo viên dạy học các cấp ở các trường phổ thông. Vì vậy, việc đào tạo giáo viên dạy Lịch sử khi ra trường cần đạt được những năng lực: năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực xã hội, năng lực khẳng định và phát triển, phấn đấu để trở thành một giáo viên Lịch sử tốt, một nhà nghiên cứu khoa học (chủ yếu là lịch sử địa phương). Chính vì vậy, trong công tác giảng dạy, các giảng viên của nhà trường trong tổ Lịch sử rất chú ý rèn cho sinh viên các kỹ năng xây dựng đề cương, cách khai thác, cách xử lý các nguồn tư liệu, cách trình bày khi nghiên cứu các nội dung về Lịch sử địa phương trong nhóm, trước lớp, trong các kỳ thi Ngiệp vụ sư phạm cấp trường và thi Nghiệp vụ Sư phạm cụm Trung Bắc.Các kỹ năng này sẽ được củng cố thường xuyên trong các năm học tại trường CĐSP Tuyên Quang và được phát huy khi các em trở về công tác tại các trường Tiểu học, THCS trong tỉnh, giúp các em có được chính kiến, độc lập, có bản lĩnh trong công tác giảng dạy và nghiên cứusau này.
3. Kết hợp đào tạo trong trường CĐSP với tự đào tạo tại các trường phổ thông, trong thực tiễn xã hội.
Dạy học Lịch sử không chỉ giới hạn trong phạm vi nhà trường sư phạm mà còn phải được rèn luyện ở mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt sinh viên còn phải rèn luyện các kỹ năng dạy -học môn Lịch sử qua các hoạt động thực tập sư phạm ngắn hạn, thực tập tốt nghiệp, qua cách nhìn nhận và bình giá các vấn đề về lịch sử trong thực tiễn xã hội. Chính vì vậy, các giảng viên trong tổ Lịch sử đã chủ động bố trí một số tiết học trên thực địa trong học phần Lịch sử địa phương cho sinh viên CĐSP ngành Văn-Sử. Qua các tiết học trên thực địa, sự nhận thức của học sinh- sinh viên có sự thay đổi rõ nét, các em được tận mắt trông thấy, cảm nhận được những gì đã diễn ra trong lịch sử một cách chân thực nhất, điều đó tác động rất mạnh tới nhận thức, tư tưởng, tình cảm và kết quả học tập của các em. Tổ Lịch sử đã bố trí được một số tiết học trên thực địa để lại ấn tượng tốt trong sinh viên, như: "Chiến thắng cây số bẩy anh hùng", "Tuyên Quang trong cách mạng tháng Tám năm 1945", "Tuyên Quang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954", "Di tích lịch sử- văn hoá tỉnh Tuyên Quang". Đây chính là một trong những cách làm cho lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc không hề xa lạ, khô cứng và đi vào tâm hồn các em như những kỷ niệm đẹp, có tác dụng khắc sâu kiến thức một cách tự nhiên, dễ dàng nhất.
III. Việc giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay
Từ năm học 2000-2001, trong chương trình đào tạo các cấp Tiểu học, THCS , nội dung Lịch sử địa phương đã được đưa vào như một nội dung bắt buộc, tương đương với các loại nội dung khác trong chương trình đào tạo của các cấp học. Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài (từ năm học 2000-2001 cho đến năm học 2009-2010), nội dung chương trình Lịch sử địa phương cũng như Ngữ văn địa phương, Địa lý địa phương vẫn còn bị bỏ ngỏ do chưa có giáo trình. Vì vậy, giáo viên phổ thông thường gặp khá nhiều khó khăn khi sưu tầm các nguồn tài liệu để xây dựng bài giảng cho mình. Chính vì thế, nhiều giáo viên đã chuyển các tiết này sang các tiết ôn tập hoặc thay các tiết học khác vào đó (điều này được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong khi chưa có nội dung dạy học tương ứng). Việc thực hiện chương trình Lịch sử địa phương trong giai đoạn này của mỗi trường một khác, thậm chí có trường còn coi đây chỉ là phần dạy thêm, phần ngoại khoá, không bao giờ cho học sinh thi vào các nội dung chương trình địa phương. Nhưng từ năm học 2010-2011, sau khi bộ giáo trình và tài liệu giảng dạy các học phần, các bộ môn có nội dung địa phương của tỉnh Tuyên Quang được duyệt và xuất bản, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang đã triển khai tập huấn đại trà cho giáo viên các trường Tiểu học và THCS trong toàn tỉnh và chính thức đưa nội dung địa phươmg vào giảng dạy trong các trường Tiểu học, THCS.
Chương trình Lịch sử địa phương ở cấp Tiểu học chỉ có 02 tiết được bố trí dạy ở lớp 5.
Bài 1: Khu di tích lịch sử Tân Trào (01 tiết)
Bài 2: Một số trận đánh của quân và dân Tuyên Quang trong chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông năm 1947 (01 tiết)
Chương trình Lịch sử địa phương ở cấp THCS có 8 tiết được bố trí đạy ở cả 4 lớp:
+) Lớp 6: Tuyên Quang buổi đầu lịch sử (01 tiết)
+) Lớp 7: Tuyên Quang thời kỳ độc lập từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX (04 tiết)
+) Lớp 8: Phong trào chống Pháp của nhân dân Tuyên Quang từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX 01 tiết)
+) Lớp 9: Phong trào giải phóng dân tộc ở Tuyên Quang từ 1930-1945 và Từ 1945 đến nay(02 tiết)
Nếu chương trình Lịch sử địa phương ở cấp Tiểu học chỉ giới thiệu 2 tiết về Tuyên Quang trong kháng chiến chống Pháp thì chương trình Lịch sử địa phương ở cấp THCS lại được cấu tạo theo tiến trình lịch sử dân tộc. Tài liệu dạy học Lịch sử địa phương cho giáo viên THCS đã tích hợpnội dung các vấn đề lịch sử một cách toàn diện. Vì vậy, khi giảng dạy các nội dung này, giáo viên phải cung cấp cho học sinh những kiến thức về địa lý, kinh tế, văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, văn học dân gian, danh nhân địa phương... Trong quá trình dạy, giáo viên cần gắn các nét đặc thù của địa phương xã, huyện nơi các em sinh sống, nhất là các di tích lịch sử, di tích cách mạng, công trình kiến trúc, các lễ hội truyền thống ...vào bài giảng một cách cụ thể, sinh động thông qua các câu chuyện, các bài báo trên các ấn phẩm địa phương để bài giảng sinh động, tránh khô cứng, máy móc. Đồng thời, người dạy còn phải biết vận dụng phù hợp các hình thức dạy học sao cho mỗi tiết Lịch sử địa phương đọng lại trong lòng các em học sinh những ấn tượng tốt đẹp nhất về mảnh đất - quê hương của cách mạng, với rất nhiều điều thú vị về phong tục, tập quán của các dân tộc anh em được gìn giữ từ lâu đời, về những danh lam thắng cảnh không hề thua kém bất cứ một địa danh nào trên cả nước...Tác dụng giáo dục của các tiết Lịch sử địa phương chính là ở chỗ đó. Bởi vì, trên mảnh đất Tuyên Quang bé nhỏ của chúng ta, có tới trên 500 di tích lịch sử và di tích văn hoá đã được xếp hạng và đang làm hồ sơ xếp hạng. Không biết tận dụng những kiến thức lịch sử, văn hoá đang hàng ngày hiện hữu xung quanh mình là chúng ta đã bỏ phí mất một nguồn tư liệu quý giá mà không phải ai cũng có thể làm cho nó lấp lánh màu sắc của lịch sử và trở thành chứng nhân của lịch sử được.
Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của Lịch sử dân tộc, vì vậy, khi dạy học Lịch sử địa phươnggiáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp dạy học cơ bản của bộ môn.Tuy nhiên, do đặc thù củaLịch sử địa phương là loại kiến thức khá quen thuộc và gần gũi nên giáo viên cần chú ý một số điểm sau:
+) Do ưu thế của Lịch sử địa phương là những sự kiện, nhân vật lịch sử rất quen thuộc, đễ tiếp xúc ngay tại địa phương. Ở một mức độ nào đó, có khi học sinh đã biết, đã nghe, đã nhìn thấy. Vì vậy, giáo viên phải tận dụng tối đa các hình thức dạy học, phát huy hết khả năng của học sinh đối với việc thu nhận kiến thức thông qua các kênh khác nhau như: hỏi người lớn trong gia đình, sưu tầm tài liệu đã được in ấn trên địa bàn qua sách báo, tranh ảnh, điền dã tại các địa phương gần nơi sinh sống, gặp các nhân chứng lịch sử, gặp gỡ các nghệ nhân, danh nhân địa phương, trao đổi trong nhóm, thảo luận cả lớp, tổ chức cho các em thực hiện một dự án nhỏ về nội dung bài học... tránh việc các em phải ngồi nghe các thông tin cứng nhắc, khô khan và thiếu tính hấp dẫn, cụ thể, sinh động là điều mỗi giáo viên đều có thể làm được.
+) Phải đổi mới cách đánh giá các nội dung địa phương: Cho dù thời lượng dành cho các tiết địa phương trong chương trình không nhiều nhưng không nên coi đây là phần phụ, nội dung ngoại khoá của chương trình chính khoá, học chỉ để biết. Nên có cách đánh giá, cho điểm với những cách làm riêng của chương trình địa phương như viết bài thu hoạch, sáng tác thơ ca, sưu tầm tài liệu, vẽ tranh, thi diễn thuyết các chủ đề theo nhóm, lớp...nhằm tạo ra sự thích thú của các em với những nội dung trong bài học.
+) Nên sử dụng các hình thức dạy học sau:
* Tổ chức cho học sinh được đi tham quan học tập tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương, các công trình kiến trúc, nhà bảo tàng, nhà truyền thống,, các làng nghề ở địa phương... để các em có cái nhìn sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về những vấn đề đang diễn ra tại địa phương mình.
*Với các bài miêu tả trận đánh, các di tích lịch sử, các địa điểm của căn cứ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp... có thể tổ chức dạy học trên thực địa rất tốt. Ví dụ: Học sinh trường THCS Kim Bình (Chiêm Hoá) có thể tổ chức dạy tiết học về các di tích lịch sử ngay tại nơi diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai tại đại danh Kim Bình, hay học sinh trường THCS Trunbg Yên (Sơn Dương) cũng có thể tổ chức cho học sinh học ngay tại di tích lịch sử Tân Trào. Các tiết học như vậy sẽ khiến học sinh vô cùng thích thú và nâng cao lòng tự hào về truyền thống qưê hương cách mạng cho các em rất tốt.
* Có thể tổ chức các buổi ngoại khoá về Lịch sử địa phương tại các trường trong các dịp lễ kỷ niệm quan trọng của tỉnh nhà. Có thể phát động các cuộc thi tìm hiểu về các chủ đề về Lịch sử địa phương như: văn hoá các dân tộc, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, danh nhân địa phương...Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả cao trong các nội dung này, giốa viên phải có sự chuẩn bị chu đáo về hệ thống câu hỏi, về những nội dung cần thiết cho các buổi ngoại khoá để thu hút sự quan tâm, chú ý và tham gia của học sinh.
* Có thể lập các nhóm sưu tầm các nội dung về Lịch sử địa phương ở tại xóm, xã, địa phương đang sinh sống.Đây là việc làm lâu dài, cần đầu tư nhiều công sức và phải có những bước đi hết sức cụ thể. Nếu tổ chức tốt, học sinh có thể làm quen được với công việc rất có ý nghĩa này và hình thành được một số kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này của các em: tự tin, chủ động, sáng tạo...Bước đầu có thể cho các em viết tiểu sử, sưu tầm các kỷ vật, các câu chuyện của các anh hùng, liệt sĩ, các cựu chiến binh, các mẹ Việt Nam anh hùng của quê hương mình trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ...
Là những người biên soạn giáo trình và tài liệu giảng dạy nội dung địa phương, chúng tôi mong muốn rằng: với tình ỷêu, với lòng tự hào về quê hương cách mạng Tuyên Quang, với sự sáng tạo là bản chất của mỗi thày cô giáo trong công tác giảng dạy, việc dạy học Lịch sử nói chung, dạy Lịch sử địa phươngnói riêng của các trường Tiểu học và THCS, trường CĐSP trên địa bàntỉnh Tuyên Quang sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp.
Đặng Trần Quân - GV Khoa Xã hội