mobile 365 bet Bấm để vào nền tảng giải trí

Nữ Tiến sĩ người dân tộc thiểu số đam mê với nghề dạy học
 
Là một người phụ nữ dân tộc thiểu số tài năng và đam mê với nghề dạy học cùng những đóng góp không nhỏ trong công tác, học tập, lao động, sản xuất, TS. Hà Mỹ Hạnh - Trưởng Khoa Tâm lý giáo dục và Công tác xã hội, mobile 365 bet là 1 trong 27 cá nhân xuất sắc được Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang tặng Bằng khen Là người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trong công tác, học tập, lao động, sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (giai đoạn 2021 - 2023).

TS. Hà Mỹ Hạnh - Trưởng Khoa Tâm lý giáo dục và Công tác xã hội, Trường Đại học Tân Trào vinh dự nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang 

Cô Hà Mỹ Hạnh sinh ra và lớn lên tại tỉnh Tuyên Quang. Năm 2005, cô Hà Mỹ Hạnh tốt nghiệp ngành Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, sau khi tốt nghiệp cô công tác tại Trường THPT Hàm Yên, đến năm 2011 cô nhận quyết định về công tác tại Trường Đại học Tân Trào đến nay.

Tiếp xúc với cô Hà Mỹ Hạnh - Trưởng Khoa Tâm lý giáo dục và Công tác xã hội, Trường Đại học Tân Trào, nhiều người thấy gần gũi trước sự chân thành, cởi mở và nụ cười tươi, đôn hậu của cô. Cô Hà Mỹ Hạnh chia sẻ: "Ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông, bản thân luôn có niềm đam mê đối với nghề dạy học, vì thể mặc dù gia đình có định hướng cho cô nghề khác nhưng cô vẫn quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thi vào trường sư phạm để trở thành cô giáo. Khi quyết định theo học ngành Tâm lý - Giáo dục, bản thân cô lúc đó chỉ nghĩ làm thế nào để trờ thành một cô giáo có thể hiểu được tâm lý của học trò mang đến cho các em bài giảng dễ hiểu, không nhàm trán. Trong xã hội hiện đại, kiến thức ngành tâm lý - giáo dục thật sự quan trọng để giúp con người cân bằng mọi thứ trong cuộc sống".

TS.  Hà Mỹ Hạnh - Trưởng Khoa Tâm lý giáo dục và Công tác xã hội chủ trì Hội nghị  lấy ý kiến rà soát, chỉnh sửa Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội và ngành Tâm lý học

Không chỉ hoàn thành tốt về mặt chuyên môn và giảng dạy, với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, từ năm 2012 đến nay cô Hà Mỹ Hạnh đã có gần 60 sản phẩm nghiên cứu khoa học được công bố. Bên cạnh đó cô còn tích cực phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tham gia vào dự án Koica về tập huấn cho phụ nữ các xã, giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh trên toàn tỉnh như: Tập huấn kiến thức “Một số vấn đề về giới và phát triển” cho phụ nữ tại 17 xã trên địa bàn tỉnh; truyền thông “Kiến thức cơ bản về giới, bạo lực học đường trên cơ sở giới, trường học thân thiện”; “Đặc điểm giới trẻ và những thách thức xã hội đặt ra cho giới trẻ hiện nay” và kiến thức “Luật buôn bán người, luật trẻ em”  cho học sinh 20 trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh; tập huấn “Kiến thức cơ bản về giới; Bạo lực học đường trên cơ sở giới” cho 100 giáo viên là Bí thư, Phó Bí thư Đoàn, Đội của các trường THCS và THPT thuộc tỉnh Tuyên Quang; tập huấn “Kiến thức cơ bản về giới; phòng chống bạo lực tình dục nơi công sở; tăng quyền lực cho phụ nữ” cho nữ cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị trong tỉnh….

TS. Hà Mỹ Hạnh tập huấn kiến thức “Bình đẳng giới” cho công nhân khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

TS. Hà Mỹ Hạnh tập huấn kiến thức “Một số vấn đề về giới và phát triển” cho phụ nữ tại các xã trên địa bàn tỉnh

Những đề tài của cô Hà Mỹ Hạnh luôn hướng tới việc phát triển các kỹ năng cho sinh viên, phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên, giải quyết các khó khăn tâm lý trong học tập trực tuyến của sinh viên, tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM tại các trường THCS... Có lẽ không chỉ đối với cô Hạnh mà đối với bất kỳ thầy cô giáo nào khi đứng trên bục giảng thì sự trưởng thành của mỗi thế hệ sinh viên chính là những món quà to lớn mà các thầy cô nhận được trong suốt quá trình công tác. Vì lẽ đó, hầu hết các đề tài, dự án mà cô hướng đến luôn có tính ứng dụng cao trong thực tiễn và trực tiếp giúp sinh viên phát triển một cách toàn diện, sẵn sàng tự tin khẳng định bản thân ngay sau ki tốt nghiệp.

TS. Hà Mỹ Hạnh tập huấn “Kiến thức cơ bản về giới, bạo lực học đường trên cơ sở giới, trường học thân thiện”

cho học sinh các trường THCS trên địa bàn tỉnh

TS. Hà Mỹ Hạnh tập huấn kiến thức “Đặc điểm giới trẻ và những thách thức xã hội đặt ra cho giới trẻ hiện nay”

cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh

Nhận xét về Tiến sĩ Hà Mỹ Hạnh, cô Hà Thị Minh Đức - giảng viên Khoa Tâm lý Giáo dục cho biết: "Cô Hạnh là một giảng viên rất trách nhiệm trong mọi công tác, cô luôn khơi dậy được niềm đam mê cho đồng nghiệp, khích lệ mọi người hăng say lao động và cống hiến. Cô luôn dung hòa các mối quan hệ với đồng nghiệp; luôn bình tĩnh, lắng nghe và thấu đáo để giải quyết mọi vấn đề, mọi công việc một cách có trách nhiệm nhất, tri thức nhất".

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình công tác, cô Hạnh cho biết: Có rất nhiều khó khăn nhưng khó khăn mà cô trăn trở nhất đó là nhận thức về nghề công tác xã hội và các dịch vụ công tác xã hội hiện nay còn khá hạn chế. Các ngành, các cấp và người dân chưa biết nhiều đến ngành công tác xã hội; cán bộ, nhân viên công tác xã hội, chưa nhận dạng được họ là ai, làm việc gì và ở đâu. Vai trò, nhiệm vụ công tác xã hội là gì, sự khác biệt giữa công tác xã hội với các ngành nghề liên quan khác. Vì vậy để ngành công tác xã hội được hoàn toàn công nhận là một nghề chuyên nghiệp ngang bằng với những nghề nghiệp khác như giáo viên hay bác sỹ cần có thời gian và những phương pháp tuyên truyền hiệu quả. Trong thời gian tới, cô sẽ tiếp tục đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu và thực hiện các đề tài, ứng dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại để nâng cao chất lượng bài giảng và quyết tâm mang hết nhiệt huyết của mình để lan tỏa kiến thức tới nhiều đối tượng khác nhau góp phần giải quyết các vấn đề xã hội ở địa phương phù hợp năng lực của cá nhân.